Phí Hoa Hồng (Commission) Là Gì? Các Sàn Forex Miễn Phí Commission

Phí commission chắc chắn là thuật ngữ không còn quá xa lạ với những trader đã có kinh nghiệm đầu tư Forex, chứng khoán. Là một trong những chi phí giao dịch chính, vậy commission hoa hồng là gì? Tất cả những thông tin liên quan đến loại chi phí này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Phí commission (hoa hồng) là gì?

Commission hoa hồng là khoản phí phát sinh mà nhà giao dịch (trader) phải thanh toán cho bên môi giới (broker) để họ thực thi dịch vụ mở lệnh và đóng lệnh đầu tư. 

Phí commission là khoản phí dịch vụ xử lý các đơn hàng: mở hoặc đóng lệnh của nhà đầu tư nhưng thực chất phần lớn chi phí này dùng cho việc vận hành nền tảng giao dịch. Bên cạnh đó, một số nhà môi giới, broker truyền thống, thông thường, nền tảng giao dịch họ cung cấp được thuê bản quyền từ các nhà phát triển phần mềm lớn trên thế giới như MetaQuotes (MT4/MT5) hay Spotware (nền tảng cTrader). Chính vì điều này, để bù đắp khoản chi phí thuê bản quyền, phí bảo trì, vận hành, nhà môi giới buộc phải thu phí commission từ các trader.

phi hoa hong (Commission) la gi?
Phí hoa hồng (Commission) là gì?

Một số đặc điểm của phí commission (Hoa hồng):

  • Mức trung bình khoảng 7 USD/lot/2 chiều. (Chiều mở lệnh và chiều đóng lệnh).
  • Phí commission cho cặp tiền Forex sẽ khác hoa hồng cho các cổ phiếu, tiền điện tử,..
  • Loại tài khoản thu phí hoa hồng sẽ có mức ký quỹ tối thiểu cao hơn so với những tài khoản miễn phí commission (từ 50 USD - 100 USD, thậm chí là 200 USD)
  • Những loại tài khoản thu phí commission sẽ có mức phí spread hấp dẫn và thấp hơn so với những loại tài khoản không thu phí Commission, chỉ thu phí spread.

Trong đầu tư, môi giới, phí spread chênh lệch và phí commission hoa hồng là hai loại phí chủ yếu tạo nên nguồn thu nhập cho broker. Tiền commission sẽ được quy định khác nhau tùy vào từng nhà môi giới, tài sản giao dịch và loại dịch vụ mà broker cung cấp.

Ví dụ tại sàn Forex Time (FXTM), phí commission được tính là 4 USD/lô với các tài khoản Advantage MT5 hay 45 USD/triệu USD đối với các tài khoản cTrader tại sàn FxPro,..

Tại sao một số nhà môi giới không thu phí commission?

tai sao mot so san forex khong thu phi commission?
Tại sao một số sàn Forex không thu phí commission?

Mặc dù hoa hồng và chênh lệch spread là hai nguồn thu chính cho một sàn broker nhưng trên thực tế rất nhiều sàn Forex áp dụng chính sách không thu phí commission. Điều này là bởi nhiều nhà môi giới hiện đại có tiềm lực tài chính tốt, phát triển dựa trên nền tảng giao dịch độc quyền của riêng thương hiệu, các giao dịch đóng hoặc mở lệnh dễ dàng sử dụng, nền tảng nhu cầu đa nhiệm, linh hoạt mọi lúc mọi nơi.

Với những nền tảng độc quyền này, broker thường hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch “No commission”, vừa giúp nhà môi giới nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa giúp các trader linh động lên kế hoạch quản lý chi phí giao dịch.

Chẳng hạn sàn Forex MiTrader - WebTrader và app Mitrade, nhờ tiềm lực tài chính tốt, nền tảng giao dịch độc quyền, hiện sàn đã thực thi chính sách không thu phí commission, thu hút hơn 1,1 triệu người dùng, giành được hơn 20 giải thưởng quốc tế uy tín về tính minh bạch, trải nghiệm hấp dẫn, tốc độ phát triển nhanh chóng,..

Các loại phí commission và mức phí liên quan

cac loai phi commission va muc phi lien quan
Các loại phí commission và mức phí liên quan.

Như đã chia sẻ, phí hoa hồng sẽ được phân chia và điều chỉnh khác nhau phụ thuộc vào loại tài khoản, khối lượng giao dịch hay chính sách của sàn Forex. Song, nhìn chung trên thị trường hiện nay, trader sẽ thường gặp phải các loại phí commission sau:

Tiền phí hoa hồng (commission) cố định: Tức là phí hoa hồng sẽ được giữ nguyên, cố định tại một mức với bất kỳ khối lượng hay giá trị giao dịch.

Với loại chi phí này, trader không cần quan tâm đến sản phẩm giá trị thế nào, khối lượng giao dịch nhiều hay ít, sàn Forex luôn tính mức phí không đổi. Tuy nhiên, loại phí commission này hiện không được áp dụng tại nhiều sàn môi giới nữa.

Chẳng hạn, nếu sàn broker quy định phí hoa hồng cố định 4$/giao dịch thì bất kể nhà đầu tư mở lệnh mua hay bán 0,1 lô kim loại quý hay 100 lô kim loại quý thì chi phí hoa hồng phải trả vẫn là 4$.

Tiền phí hoa hồng (commission) linh hoạt: Khác với loại cố định, phí commission linh hoạt tức là khoản tiền phải trả sẽ thay đổi dựa trên khối lượng, giá trị giao dịch của nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa với giá trị, khối lượng giao dịch càng lớn thì chi phí giao dịch hoa hồng sẽ càng cao.

Hầu hết các sàn Broker trên thị trường hiện nay đều áp dụng tính phí commission linh hoạt, mỗi sàn môi giới sẽ có chính sách quy định về cách tính phí khác nhau. Thông thường, phí giao dịch hoa hồng hay được điều chỉnh như sau:

  • Phí hoa hồng (commission) với tài sản thường được tính theo tỷ lệ % của khối lượng, giá trị giao dịch.
  • Phí hoa hồng (commission) với vàng thường cao hơn giao dịch chứng khoán hay Forex.
  • Phí hoa hồng (commission) với Forex, vàng thường được tính theo tổng giá trị giao dịch hoặc bằng giá cố định theo lot.

Cách tính phí commission trong Forex và chứng khoán

cong thuc tinh phi commission trong forex va chung khoan
Công thức tính phí Commission trong Forex và chứng khoán

Trên thị trường Forex, phí Commission hiện được tính theo 3 cách khác nhau, phụ thuộc vào quy định, chính sách của từng broker và từng loại tài sản:

  • Phí hoa hồng (Commission) = A$/1 triệu $ được giao dịch (Thường áp dụng cho Forex và Vàng).
  • Phí hoa hồng (Commission) = A $/lot (Thường áp dụng cho Forex và Vàng)
  • Phí hoa hồng (Commission) = A% tính trên giá trị giao dịch (Thường áp dụng cho giao dịch cổ phiếu).

Cụ thể, cùng tìm hiểu chi tiết từng cách tính ngay dưới đây kèm ví dụ minh hoạ cho từng phương thức tính commission này. Lưu ý, trong công thức tính mặc định USD là tiền tệ của tài khoản giao dịch.

Cách 1: Phí hoa hồng (Commission) = A$/1 triệu $ được giao dịch 

Công thức tính:
Phí hoa hồng (Commision) = Khối lượng giao dịch tính theo USD*(A/1.000.000)*2

Ví dụ: Khi nhà đầu tư chọn mở lệnh Buy cho cặp tiền USD/JPY, khối lượng giao dịch là 1 lots. Commision quy định là 10$/1 triệu $ được giao dịch. Trong trường hợp này, phí commision sẽ được tính như sau:

Quy đổi: 1 lots = 100,000 USD (vì 1 lots = 100,000 đơn vị tiền tệ cơ bản)

Phí commision = 100.000*(10/1.000.000)*2 = 2 USD.

Cách 2: Phí hoa hồng (Commission) = A$/lot

Công thức tính:
Phí hoa hồng (Commision) = Khối lượng giao dịch tính theo lot*A*2

Ví dụ: Khi nhà đầu tư mở lệnh Buy cho cặp tiền tệ EUR/USD, khối lượng giao dịch 0.25 lots, phí commision được áp dụng là 3.5$ cho tất cả các cặp tiền Forex chính và vàng. Khi này, phí commission được tính như sau:
Phí commision = 0.25*3.5*2 = 1.75$.

Phí này sẽ được ghi nhận ngay khi lệnh giao dịch được kích hoạt, đồng thời được tính thẳng vào khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ tạm thời của lệnh đầu tư.

Cách 3: Phí hoa hồng (Commission) = A% tính trên giá trị giao dịch.

Công thức tính:
Phí hoa hồng (Commision) = Giá trị giao dịch theo USD*A%*2.

Ví dụ: Khi nhà đầu tư mở lệnh Buy cho cổ phiếu Apple, khối lượng giao dịch là 10 cổ phiếu (10 lots), giá trị khớp lệnh là 320 USD, commission áp dụng là 0.2%/giá trị giao dịch. Khi này, phí commission được tính như sau:
Phí commission = 3.200*0.2%*2 = 12.8$.

Ngoài 3 cách tính phổ biến trên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý, trường hợp sàn broker quy định mức commission tối thiểu thì nếu phí commission tính ra nhỏ hơn mức tối thiểu thì phụ phí giao dịch hoa hồng trong Forex sẽ được tính dựa trên mức tối thiểu.

Chẳng hạn khi mở lệnh Buy cho cổ phiếu Apple, khối lượng giao dịch là 2 cổ phiếu (2 lots), giá trị khớp lệnh là 320 USD, commission áp dụng là 0.2%/giá trị giao dịch (Min = 8$). Khi này, phí commission được tính như sau:

Phí commission = 2*320*0.2%*2 = 2.56$ < 8 $. Vậy phí commision cần thanh toán cho lệnh giao dịch mở này là 8$.

Lưu ý về phí commission khi chọn sàn Forex

luu y ve phi commission khi chon san forex
Lưu ý về phí commission khi chọn sàn Forex

Là một loại chi phí bắt buộc phải trả cho hoạt động đầu tư môi giới, phí hoa hồng quyết định trực tiếp đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của mỗi giao dịch đầu tư. Chính vì điều này, nhà đầu tư cần lưu ý một số kinh nghiệm sau về phí hoa hồng (Commission) khi lựa chọn sàn Forex:

  • Chú ý không được để phí hoa hồng (Commission) quá cao. Điều này tương đương với việc lợi nhuận đầu tư bắt buộc phải ở mức đủ cao để có thể bù đắp commission. Không những thế, áp lực này còn ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư, đồng thời, sẽ phát sinh một khoản phí cao, số tiền hoa hồng quá lớn nếu tính về lâu về dài.
  • Không nên “mừng vội” khi thấy chính sách “No commission” của một sàn forex. Như đã chia sẻ, ngoài phí giao dịch hoa hồng, phí spread chênh lệch giá Bid và giá Ask cũng là loại phí vô cùng quan trọng trong mỗi quyết định giao dịch. 

Theo đó, một sàn Forex tốt không những có phí commission thấp mà còn áp dụng spread thấp. Tiêu chuẩn, một sàn môi giới được đánh giá tốt khi có commission chuẩn (trung bình khoảng 3 - 3.5$/lot/1 chiều) và spread thấp (trung bình chỉ khoảng 1 - 2 pips tính trên các cặp tiền Forex chính như EUR/USD). 

Đặc biệt, nên cẩn thận, tỉnh táo trước những sàn quảng cáo chính sách “no commission” bởi có thể phí spread được áp dụng sẽ rất cao, lên tới 3 - 4 pips hoặc nhiều hơn thế.

  • Quan tâm đến các phụ phí giao dịch khác: Phí quản lý và tư vấn (thường được tính dựa trên % giá trị quản lý hoặc % giá trị lợi nhuận), phí duy trì tài khoản/phí không hoạt động (tối đa không vượt quá 200 USD/năm), phí nghiên cứu và đăng ký dữ liệu (thường dao động từ 1 - 30 USD/tháng tuỳ chính sách sàn Broker),..
  • Quan tâm đến chi phí swap - phí qua đêm khi tham gia giao dịchNếu bạn là một trader giao dịch scalping, đầu tư lợi nhuận ngắn hạn thì có thể không cần quan tâm đến swap. Tuy nhiên, nếu bạn là một trader đầu tư dài hạn thì phí “treo lệnh xuyên màn đêm” - swap cần phải được chú trọng nhiều hơn.

Một số sàn Forex không thu phí commission

Dưới đây là danh sách tham khảo một số sàn Forex không thu phí hoa hồng, commission:

Sàn Lite Finance (trừ loại sản phẩm CFDs on share)

Link website: https://www.litefinance.org/vi/ 

Sàn Lite Finance miễn phí commission.
Sàn Lite Finance miễn phí commission.

Sàn Charles Schwab

Link website: https://www.schwab.com/ 

Sàn Charles Schwab miễn phí commission.
Sàn Charles Schwab miễn phí commission.

Sàn Interactive Brokers

Link website: https://www.interactivebrokers.com/en/home.php 

Sàn Interactive Brokers miễn phí commission.
Sàn Interactive Brokers miễn phí commission.

Sàn TD Ameritrade

Link website:

Sàn TD Ameritrade miễn phí commission.
Sàn TD Ameritrade miễn phí commission.

Sàn SoFi Invest

Link website: https://www.sofi.com/invest/ 

Sàn SoFi Invest miễn phí commission.
Sàn SoFi Invest miễn phí commission.

Sàn J.P.Morgan

Link website: https://www.jpmorgan.com/ 

Sàn J.P.Morgan miễn phí commission.
Sàn J.P.Morgan miễn phí commission.

Sàn Fidelity

Link website: https://www.fidelity.com/ 

Sàn Fidelity miễn phí commission.
Sàn Fidelity miễn phí commission.

Sàn E - Trade

Link website: https://us.etrade.com/home 

Sàn E - Trade miễn phí commission.
Sàn E - Trade miễn phí commission.

Sàn Merrill Edge

Link website: https://www.merrilledge.com/ 

Sàn Merrill miễn phí commission.
Sàn Merrill miễn phí commission.

Sàn Ally Invest

Link website: https://www.ally.com/invest/ 

Sàn Ally Invest miễn phí commission.
Sàn Ally Invest miễn phí commission.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến phí hoa hồng (commission) - một trong những loại chi phí giao dịch chủ yếu trên thị trường tiền tệ. Hy vọng những thông tin liên quan đến định nghĩa, phân loại, công thức tính hay một số lưu ý khi đầu tư với commission hoa hồng được chia sẻ phía trên sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chi phí này, từ đó đánh giá và lựa chọn được chiến thuật đầu tư hữu hiệu nhất.


 

Cùng chủ đề

Giấy phép IFCS là gì? Yêu cầu của IFSC với các sàn môi giới

Giấy phép IFCS là gì? Yêu cầu của IFSC với các sàn môi giới

IFSC được coi là cơ quan giám sát, quản lý cấp thấp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, giao dịch Forex. Vậygiấy phép IFSC là gì? Uỷ ban tài chính này có vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu gì đối với sàn môi giới thành viên? CùngThe Brokers tìm hiểu chi tiết về giấy phép IFSC ngay trong bài viết dưới đây nhé!Giấy phép IFSC là gì?Giấy phép IFSC là giấy phépchứng nhận quyền giám sát,quản lý hợp pháp của Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (International Financial Services Commission of Belize) đối với tất cả các hoạt động của những nhà môi giới thành viên và những người tham gia thị trường.Belize - quốc gia Trung Mỹ, được mệnh danh là một trong những thiên đường Thuế hấp dẫn nhất. Đồng thời, là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính vùng Caribe (CFATF) nên Belize cam kết thực hiện các nguyên tắc chống rửa tiền.Được quản lý bởi Bộ chứng khoán Belize, IFSC được thành lập từ năm 1999, là một cơ quan quản lý toàn diện, có t

18/03/2024
Lượt xem:

1,597

Ngày đăng:

12/04/2023 8:41 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer