Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong chứng khoán

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, việc hiểu đúng về Stop Loss có thể là bước đi quan trọng dẫn đến thành công trong thị trường chứng khoán. Vậy Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh stop loss trong chứng khoán và các sai lầm mà nhà đầu tư cần tránh. Hãy cùng The Brokers khám phá sâu hơn về khái niệm Stop Loss này ngay nội dung dưới đây.

Lệnh Stop Loss là gì? Stop Limit là gì?

Stop Loss (viết tắt là SL) còn được gọi là lệnh dừng lỗ/lệnh cắt lỗ trong các giao dịch tự động và được các trader thiết lập sẵn để giảm thiểu rủi ro khi mở một giao dịch. Lệnh Stop Loss không phải bắt buộc, nhưng được khuyến khích đặt. Mục đích đặt Stop Loss là giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro, đảm bảo mức thua lỗ không vượt quá giới hạn.

Với mỗi lệnh giao dịch, trader cần xác định sẵn mức rủi ro về giá mình có thể nhận. Tại đó, đặt lệnh cắt lỗ tự động để tránh việc thua lỗ vượt quá giới hạn. Khi thị trường đi sai hướng dự đoán, giá chạm đến điểm Stop Loss thì lệnh sẽ tự động đóng để hạn chế thua lỗ.

  • Đối với lệnh Buy, stop loss được đặt thấp hơn điểm vào lệnh và thường nằm dưới vùng hỗ trợ.
  • Đối với lệnh Sell, lệnh dừng lỗ được đặt cao hơn điểm vào lệnh và thường nằm trên vùng kháng cự.

Ví dụ: Hãy nghĩ về việc bạn đang sở hữu một số cổ phiếu của công ty “ABC” với giá mua là 100.000vnđ/cổ phiếu. Bạn quyết định đặt một "điểm dừng lỗ" bằng cách đặt một lệnh bán tự động nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới 90.000vnđ/cổ phiếu. Điều này có nghĩa là nếu giá của cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 90.000vnđ/cổ phiếu, hệ thống sẽ tự động bán cổ phiếu đó để tránh thiệt hại lớn hơn.

stop loss là gì? stop limit là gì?
Lệnh Stop Loss hay còn gọi là lệnh dừng lỗ giúp nhà đầu tư cắt lỗ tự động để hạn chế rủi ro

Vậy lệnh stop limit là gì? Đây giống như lệnh stop loss. Nhưng ngoài mức giá giới hạn như lệnh stop loss, lệnh stop limit còn có một mức giá dừng (stop price). Khi giá thị trường đạt mức giá dừng, một lệnh stop loss sẽ tự động được đặt với một mức giá giới hạn tương ứng. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm và đạt ngưỡng giá giới hạn, lệnh stop loss sẽ tự động được thực hiện.

Ví dụ: Bạn đang nắm giữ cổ phiếu ABC với giá hiện tại là 100.000vnd/cổ phiếu. Bạn muốn đặt một lệnh stop limit để bảo vệ lợi nhuận của mình. Bạn đặt mức giá dừng (stop price) là 90.000vnd/cổ phiếu và mức giá giới hạn (limit price) là 85.000vnd/cổ phiếu.

Khi giá của cổ phiếu ABC đạt mức giá dừng ở 90.000vnd/cổ phiếu, một lệnh stop loss sẽ tự động được đặt với mức giá giới hạn là 85.000vnd/cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm và đạt ngưỡng giá giới hạn ở 85.000vnd/cổ phiếu, lệnh stop loss sẽ tự động được thực hiện và cổ phiếu sẽ được bán với giá không thấp hơn 85.000vnd/cổ phiếu.

Cách phân biệt lệnh SL mua và SL bán

Trong chứng khoán, có hai loại lệnh stop loss cơ bản: lệnh stop loss mualệnh stop loss bán. Dù chiều hướng lệnh ngược nhau, nhưng cả hai đều có mục đích giúp nhà đầu tư tránh tổn thất trên thị trường.

Stop Loss bán

Lệnh stop loss bán hay còn gọi là “lệnh cắt lỗ bán” là lệnh tự động bán cổ phiếu khi giá đạt một mức nhất định. Khi giá cổ phiếu có dấu hiệu giảm, việc đặt lệnh stop loss bán giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá đã đặt trước.

Ví dụ: Bạn mua 50 cổ phiếu XYZ với giá 50.000đ/cổ phiếu và muốn bán để có lãi khi giá đạt 60.000đ/cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu XYZ tăng lên 65.000đ/cổ phiếu, bạn đặt một lệnh stop loss bán ở mức giá 60.000đ. Nếu giá cổ phiếu XYZ giảm xuống dưới 60.000đ/cổ phiếu, lệnh bán sẽ tự động thực hiện với giá thị trường tại thời điểm đó.

stop loss bán và stop loss mua
Phân biệt lệnh stop loss bán và stop loss mua

Stop Loss mua

Lệnh stop loss mua hay còn gọi là “lệnh cắt lỗ mua” là khi bạn tự động mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá nhất định mà bạn đã đặt trước. Thông thường, mức giá mua được đặt cao hơn giá thị trường hiện tại. Nếu bạn dự đoán rằng một cổ phiếu sắp tăng giá, bạn có thể đặt lệnh stop loss mua để kiếm lợi từ sự chênh lệch giữa mức giá hiện tại và dự đoán về tăng giá.

Ví dụ: Cũng là cổ phiếu XYZ với giá 50.000đ/cổ phiếu. Bạn quan sát thấy nếu giá cổ phiếu XYZ tăng lên đến 55.000đ/cổ phiếu thì có thể nó sẽ có dấu hiệu tăng mạnh hơn. Do đó, bạn đặt một lệnh dừng mua cho cổ phiếu XYZ ở mức giá 55.000đ/cổ phiếu. Nếu giá thực sự tăng theo dự đoán thì bạn sẽ có cơ hội thu lợi nhuận từ việc này.

Tại sao nên đặt lệnh stop loss khi đầu tư?

Stop Loss không có tác dụng hồi lại khoản tài sản đã mất khi thị trường đi sai hướng. Tuy nhiên, nó giúp các hoạt động giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.

  • Đặt Stop Loss để quản lý rủi ro và ngăn chặn cháy tài khoản: Thị trường chứng khoán luôn biến động, các Trader hầu như không thể đảm bảo việc theo dõi thị trường toàn thời gian. Khi này, Stop Loss được đặt để tự động ngưng giao dịch khi thị trường đi sai dự đoán. Điều này đặc biệt hữu ích khi giúp để giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro: Hạn chế việc cháy tài khoản do không cắt lỗ kịp thời.
  • Đặt Stop Loss để loại bỏ yếu tố tâm lý, nhiều nhà giao dịch mới hoạt động thường lo sợ các xu hướng đảo chiều. Vì vậy để tránh nỗi sợ này ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra các tư tưởng “gồng lỗ”. Trader cần tính toán mức rủi ro có thể chấp nhận và đặt giới hạn SL.
  • Đặt Stop Loss giúp tiết kiệm thời gian: SL tự động đóng lệnh khi đặt giới hạn thua lỗ, nhờ đó mà nhà đầu tư không phải tốn thời gian theo dõi xu hướng, canh thời điểm đóng lệnh. Sau đó, bạn có thể yên tâm làm các công việc khác.

Ưu nhược điểm của lệnh Stop Loss

Bất cứ sự vật sự việc gì cũng có 2 mặt của nó, lệnh stop loss cũng vậy, nó cũng có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm lệnh stop loss

  • Giao dịch tự động: Lệnh stop loss được thực hiện tự động khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá mà nhà đầu tư đã đặt.
  • Giảm rủi ro tài chính: Việc đặt lệnh stop loss giúp giảm thiểu tổn thất tài chính bằng cách giới hạn lỗ trong phạm vi mà nhà đầu tư có thể chấp nhận, tránh tình trạng gồng lỗ.
  • Duy trì mức độ rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng lệnh stop loss giúp nhà đầu tư duy trì mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn. Đồng thời, nó cũng giúp kiểm soát cảm xúc, tránh bị ảnh hưởng trong lúc chờ đợi giá tăng khi thị trường có biến động mạnh. Đặt lệnh stop loss từ trước sẽ giúp giữ cho mọi việc diễn ra theo kế hoạch ban đầu.

Nhược điểm lệnh stop loss

  • Rủi ro trong biến động ngắn hạn: Nếu nhà đầu tư đặt lệnh stop loss bán trong một chu kỳ ngắn hạn, có thể xảy ra trường hợp lệnh bán này được kích hoạt trước khi giá cổ phiếu tăng trở lại, khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận hấp dẫn.
  • Đòi hỏi xác định mức giá: Để đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư cần xác định mức giá mua và mức giá bán giới hạn. Việc xác định mức giá phù hợp này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.

Nên đặt lệnh stop loss bao nhiêu là đủ?

Lựa chọn mức lệnh cắt lỗ là mối quan tâm chính của nhiều nhà đầu tư. Nếu đặt quá gần giá mua, họ có thể bỏ lỡ cơ hội lợi nhuận khi thị trường biến động ngắn hạn. Nhưng nếu đặt quá thấp so với giá mua, họ có thể phải chịu tổn thất lớn.

Thường thì, nhiều nhà đầu tư sẽ đặt lệnh cắt lỗ ở mức 10%, nghĩa là họ đặt giá bán dưới giá mua 10%.

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu ABC với giá 100.000vnđ/cổ phiếu, họ sẽ đặt lệnh cắt lỗ ở mức giá 90.000vnđ/cổ phiếu. Điều này có nghĩa là khi lệnh cắt lỗ kích hoạt, họ chỉ mất khoảng 10% so với giá mua ban đầu.

Hướng dẫn tính lệnh Stop Loss và cách đặt lệnh

Tùy theo khả năng chịu rủi ro và kế hoạch giao dịch mà Trader có thể tính lệnh Stop Loss khác nhau.

Cách tính lệnh SL

Ví dụ: 
Tính lệnh SL bằng phân tích kỹ thuật: Dựa trên các chỉ số của vùng kháng cự, vùng hỗ trợ,... Hay sử dụng các mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật MA, BB (Bollinger Band),... Nhà đầu tư có thể tính toán điểm cắt lỗ hợp lý khi giao dịch.

  • Với giao dịch mua (BUY): mức cắt lỗ nằm bên dưới vùng hỗ trợ hoặc ở dưới chỉ báo BB, MA một vài pip.
  • Với giao dịch bán (SELL): mức cắt lỗ nằm trên vùng kháng cụ hoặc phía trên đường chỉ báo BB, MA một vài Pip. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mô hình giá để dự đoán thị trường và đặt điểm SL hợp lý.
Cách tính lệnh SL
Tính điểm cắt lỗ bằng phân tích kỹ thuật hoặc theo phân tích cơ bản

Tính lệnh SL bằng phân tích cơ bản: Các phân tích cơ bản thường được đưa ra dựa trên tin tức về thị trường. Từ đó, nhà giao dịch có thể dự đoán xu hướng và tính mức Stop Loss.

  • Tính mức cắt lỗ dựa vào tổng số vốn hiện tại: Điểm cắt lỗ được khuyến khích đặt ở khoảng 1% - 2% tổng số vốn hiện tại. Đây là mức rủi ro tối ưu nhất dành cho các nhà giao dịch mới chưa có nhiều cơ hội hoạt động và nắm bắt thị trường.
  • Tính mức cắt lỗ dựa trên biến động thị trường: Dựa theo mức độ biến động của thị trường, Trader có thể xem xét đặt mức SL phù hợp. Thị trường biến động mạnh, đặt điểm Stop Loss lớn. Thị trường biến động nhẹ, đặt điểm Stop Loss nhỏ, gần hơn với điểm vào lệnh.

Cách đặt lệnh stop loss

Stop Loss là cách tốt nhất để nhà đầu tư quản lý rủi ro và bảo vệ tài khoản khỏi sự biến động của thị trường. Dưới đây là 4 bước cơ bản để giúp bạn đặt Stop Loss. Ngoài ra, chúng tôi có đưa ra ví dụ phía dưới để bạn đọc tham khảo thêm.

  • Bước 1: Xác định điểm vào lệnh, mở giao dịch sau khi phân tích thị trường.
  • Bước 2: Xác định vị trí đặt Stop Loss dựa trên vị thế giao dịch.
  • Bước 3: Xác định mức rủi ro có thể chấp nhận và tính toán khối lượng cụ thể.
  • Bước 4: Cài lệnh, đặt lệnh Stop Loss.

Ví dụ cụ thể:

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh.

Phân tích biểu đồ giá khung giờ H1, ta thấy xuất hiện mô hình vai đầu vai. Giá thị trường khi này phá vỡ Neckline và đi xuống, các đuôi nến đều từ chối tăng giá. Điều này chó thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm. 

Ví dụ về cách đặt lệnh stop loss
Biểu đồ giá và ví dụ cách đặt Stop Loss trong chứng khoán

Hơn nữa, biểu đồ có xuất hiện nến Doji thân dài, sau đó là một nến giảm mạnh. Nhà đầu tư quyết định vào lệnh SELL tại mức 1,08448 USD. 

Bước 2: Xác định điểm đặt SL.

Sử dụng mô hình vai đầu vai làm điểm tựa, nhà đầu tư có mức Stop Loss được đặt dựa trên phía vai phải của mô hình. Điểm Stop Loss đặt tại mức 1,08852.

Như vậy, số Pip rủi ro được tính bằng: Điểm đặt Stop Loss - Điểm vào lệnh = 1,08852 - 1.08448 = 0,0404, tức khoảng 40,4 pips.

Bước 3: Tính khối lượng tiền thua lỗ tối đa và khối lượng tiền vào lệnh.

Giả sử, tổng tài sản vốn là 5000 USD, tỷ lệ SL là 2% khi này mức thua lỗ tối đa là 100 USD. Dựa trên 40,4 pips nhà đầu tư có thể tính khối lượng tiền vào lệnh giao dịch. Công thức là:

Số tiền thua lỗ = Khối lượng (Lot) x Đơn vị Lot tiêu chuẩn x Số Pip thua lỗ x giá trị Pip trên một đơn vị tiền tệ.

Trong đó:

  • Số tiền thua lỗ là 100 USD.
  • Đơn vị Lot tiêu chuẩn với cặp tiền là 100.000 (Giá sử).
  • Số pip thua lỗ tính là 40,4 pips.
  • Giá trị pip trên một đơn vị tiền tệ là 0.0001 USD.

=> Ta có khối lượng vào lệnh là 0,25 Lot.

Bước 4: Vào lệnh giao dịch.

Sau khi tính toán ra các khối lượng tiền và mức Stop Loss để vào lệnh, Dựa trên nền tảng giao dịch, nhà đầu tư sẽ mở lệnh giao dịch tương ứng.

Các sai lầm cần tránh khi đặt lệnh stop loss

Một số sai lầm mà các nhà đầu tư mới hoặc đã có kinh nghiệm cần tránh, đó là:

  • Quên đặt mức cắt lỗ SL: Một số nhà giao dịch mới hoạt động và chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch hay bỏ quên một số chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, việc bỏ quên mức cắt lỗ hoàn toàn không được khuyến khích. Nếu đây là sai lầm vô tình, nhà đầu tư cần giải quyết nó bằng cách liên tục theo dõi thị trường. Hoặc đơn giản hủy bỏ giao dịch và chịu mất một khoản phí.
  • Đặt điểm cắt lỗ quá gần (hoặc quá xa): Mức SL giúp nhà giao dịch hạn chế việc mất thêm tiền khi thị trường biến động bất thường. Tuy nhiên, nếu trader tính toán và đặt mức SL quá gần so với điểm vào lệnh. Giao dịch có nguy cơ đóng lại sớm, do giá quét qua. Tương tự khi đặt mức SL quá xa. Đây có thể không phải điểm cắt lỗ quá phù hợp với nhà đầu tư. Việc đặt giới hạn cắt lỗ không có điểm tựa làm tăng mức thua lỗ không đáng có.
các sài lầm cần tránh khi đặt lệnh stop loss
Các sai lầm khi đặt lệnh stop loss mà các trader thường mắc phải
  • Thả tự do Stop Loss: Kể cả những nhà đầu tư giỏi nhất cũng khuyến khích Trader nên đặt mức Stop Loss để quản lý rủi ro. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư quá tự tin với khả năng giao dịch của bản thân vẫn thường bỏ qua giới hạn cắt lỗ. Điều này cực kỳ nguy hiểm và chỉ làm tăng mức rủi ro không đáng có.

Lời kết

Hy vọng, thông qua bài viết về lệnh Stop Loss là gìThe Brokers chia sẻ sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin cơ bản và cách đặt lệnh stop loss (sell) và lệnh stop loss (buy) đúng cách. Từ đó, sẽ giúp các nhà đầu tư có biện pháp chốt lời hoặc cắt lỗ phù hợp nhất mà không bị chi phối bởi cảm xúc hay biến động giá của thị trường. Chúc bạn thành công nhé!

Cùng chủ đề

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

eToro vs XTB là hai sàn giao dịch phổ biến và được nhiều người biết tới trong giao dịch forex trực tuyến. Cả hai sàn này đều được nhiều Trader tin tưởng và đánh giá cao nhờ các lợi thế về cơ sở pháp rõ ràng, nền tảng mạnh mẽ,...Tuy nhiên mỗi sàn sẽ có những đặc điểm nổi bật và điểm hạn chế riêng. Vậy nên giữa sàn eToro và XTB thì Trader nên chọn sàn nào? Hãy cùng The Brokers so sánh sàn eToro vs XTB chi tiết trong bài viết dưới đây!Giới thiệu tổng quan về sàn Etoro và XTBSàn eToroeToro đứng đầu trong danh sách các nền tảng giao dịch đa tài sản, mang đến một trải nghiệm người dùng độc đáo. Với hàng ngàn sản phẩm đầu tư phổ biến như chỉ số, tiền điện tử, và kim loại, eToro đã khẳng định vị thế của mình từ khi ra mắt vào năm 2007. Nền tảng này không chỉ là một lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư mà còn là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều sàn môi giới khác nhờ vào chi phí giao dịch cạnh tranh, tính năng tích hợp trò chuyện cộng đồng, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho nh

23/04/2024
Lượt xem:

141

Ngày đăng:

12/04/2024 3:13 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer