Với tình trạng số lượng sàn forex mọc lên ồ ạt và khó kiểm soát như hiện tại, việc có những website chuyên nhận định và đánh giá sàn là nhu cầu không thể thiếu. Bởi không chỉ hỗ trợ các nhà đầu tư lựa chọn được sàn phù hợp, đây còn là nơi chia sẻ, đánh giá, nhận diện được các sàn có dấu hiệu lừa đảo thông qua review trực tiếp từ người dùng.
WikiFX đã biến chất
Là một trong những website tra cứu broker hàng đầu được đông đảo khách hàng tin dùng, WikiFX là nền tảng cung cấp các thông tin về các nhà môi giới (sàn giao dịch) Forex và CFD trên toàn thế giới. Dẫu vậy, trong thời gian gần đây, WikiFX liên tục nhận được các thông tin cáo buộc về độ minh bạch, khách quan. Một số nhà đầu tư còn thẳng thay tố cáo mất hàng triệu đồng vì lỡ tin vào đánh giá sàn do WikiFX cung cấp. Thông tin thực hư thế nào? Liệu WikiFX có còn còn giữ được độ uy tín hay đã biến chất dưới sức mạnh của đồng tiền. Hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây!
Lộ dấu hiệu nâng điểm bất thường từ WikiFX
Theo như quảng cáo, WikiFX là cánh tay đắc lực của nhà đầu tư khi cung cấp các thông tin chi tiết về các sàn giao dịch, bao gồm thông tin đăng ký, giấy phép, lịch sử hoạt động, đánh giá của người dùng và các tin tức liên quan đến thị trường tài chính.
Chính bởi tính tiện lợi cùng sự đang dạng của các sàn giao dịch xuất hiện từ website tra cứu này, WikiFX nhanh chóng thu hút được một lượng người dùng lớn truy cập vào hàng ngày để tìm kiếm thông tin sàn với hy vọng có được cái nhìn khách quan nhất trước khi đưa ra những quyết định đầu tư tiếp theo. WikiFX có thể nói là một trong những yếu tố có sức tác động lớn đến nhà đầu tư và cả sàn môi giới.
Dù vậy, trong thời gian gần đây, WikiFX liên tục dính phải hàng loạt các cảnh báo từ người dùng về việc tự ý nâng điểm, hạ điểm sàn bất thường. Bằng chứng là một loạt các sàn có dấu hiệu lừa đảo như Berthar, Tradeska, Forex4u...lại xuất hiện với số điểm cao chót vót cùng gợi ý nên tham gia đầu tư. Còn một số sàn uy tín như Vietcombank, VPBank không biết vì lý do gì mà chỉ được WikiFX chấm mức điểm “chạm đáy", gây hoang mang cho nhiều nhà đầu tư.
Sàn Forex4u có dấu hiệu lừa đảo nhưng điểm cao bất thường?
Theo thông tin được đăng tải tổng hợp từ nhiều nguồn, WikiFX sau khi xây dựng được danh tín và có lượng người dùng ổn định, đã triển khai bán “gói bảo hiểm nâng điểm". WikiFX đã đưa ra các đề xuất từ bài viết PR sàn, nâng tổng điểm đánh giá đến việc đặt banner quảng cáo… để các sàn Forex liên hệ và hợp tác. Nếu sàn nào chịu chi tiền, WikiFX ngay lập tức ưu ái đề cử sàn cho nhà đầu tư. Còn với những sàn không hợp tác hoặc có thái độ chống đối, WikiFX thẳng tay hạ điểm nhằm mục đích tống tiền.
Mất tiền, lỗ trắng vốn đầu tư vì quá phụ thuộc vào WikiFX
Nhiều nhà đầu tư đã đăng tải trên các hội nhóm cảnh báo sàn forex lừa đảo rằng mình bị mất tiền, cháy tài khoản vì trót lỡ tin vào website WikiFX. Điển hình trường hợp của anh A, tố cáo WikiFX với nội dung như sau:
“Khi tôi mới chân ướt chân ráo tham gia vào thị trường ngoại hối, tôi đã tin cậy vào WikiFX để tìm kiếm cho mình một đối tác để đầu tư. Lúc ấy, tôi đã đọc được thông tin về sàn Forex4you, được chấm điểm rất cao kèm vài bài đánh giá “có cánh” tại website này. Nghĩ rằng đây là một website lớn, có mặt tại nhiều quốc gia nữa nên tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào các nhận định của WikiFX. Tôi đã tham gia đầu tư ngay với Forex4you và bị sàn này làm cho cháy tài khoản với tổng thiệt hại lên tới $3000. Sau đó, tôi đã viết bài tố cáo Forex4you trên trang WikiFX để cảnh báo mọi người. Tuy nhiên, bình luận của tôi đã bị xóa đi chỉ sau vài ngày đăng tải. Tôi chắc chắn rằng nhà môi giới đã can thiệp vào các đánh giá của người dùng trên WikiFX thông qua việc chi tiền cho website này.”
Một nhà đầu tư khác cũng chia sẻ với phóng viên của báo VnExpress:
“Hoạt động của WikiFX cũng bị nhiều người thắc mắc, phải chăng đơn vị trung gian này có sự liên thông với các sàn giao dịch để tạo ra những đánh giá gian lận, ép buộc các sàn giao dịch phải trả tiền quảng cáo để được “xếp hạng tín nhiệm” cao, nếu không sẽ bị giảm doanh thu. “Ví dụ, sàn giao dịch Basel Capital Markets có dấu hiệu lừa đảo người dùng, tự thay đổi phí qua đêm gấp 300 lần để “đốt cháy” tài khoản khách hàng. Đội ngũ hỗ trợ của sàn này thì lảng tránh không giải quyết. Khi nhà đầu tư phản ánh trên diễn đàn của WikiFX cũng không giúp đỡ được gì, trong khi điểm đánh giá vẫn khá là cao. Tương tự, sàn giao dịch Exness bị hạ điểm đánh giá từ 7,77 xuống 2,37, nhưng chỉ 3 ngày sau, điểm đánh giá lại quay về mốc 7,77 điểm đầy bất ngờ”.
Nhiều nhà đầu tư phải trả giá đắt khi tin vào WikiFX
Cùng chung tình trạng với 2 trường hợp trên, có hàng ngàn khách hàng phải lâm vào thế khó chỉ bởi quá phụ thuộc vào những đánh giá mà nền tảng này cung cấp. Sau khi tạo dựng được một cộng đồng người dùng rộng lớn, cái WikiFX đem lại không phải là những giá trị thật, niềm tin thật. Thay vì đi review một cách công tâm, khách quan, WikiFX để đồng tiền làm lu mờ phương châm, sứ mệnh hoạt động để rồi đẩy khách hàng của mình vào thế đường cùng. Đây là việc làm không thể chấp nhận được đối với một website vốn được lập ra để giúp người dùng định hướng quyết định chọn sàn đầu tư phù hợp.
Lời kết
Với những bằng chứng chân thật được cung cấp bởi hàng triệu người dùng, WikiFX chính thức được Cục an ninh mạng Quốc gia liệt kê vào danh sách website lừa đảo. Hàng loạt các group, fanpage liên quan đến trading cũng đã đăng bài nhắc nhở, cảnh báo người dùng về hành vi của Wiki. Mong rằng với bài viết trên, cộng đồng nhà đầu tư đã có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất của website này để có thể kịp thời tránh vào “bẫy truyền thông" mà Wiki vốn dĩ đang làm rất tốt.
Chúc các nhà đầu tư luôn đưa ra những quyết định thực sự sáng suốt!