CAGR là gì? Ý nghĩa, vai trò, cách tính và rủi ro

Trong bối cảnh thị trường biến động, việc nắm rõ hiệu suất đầu tư qua thời gian là vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư. Một công cụ hữu ích để đo lường điều này là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR). Bài viết dưới đây sẽ giải thích khái niệm này, cách tính toán cũng như những hạn chế của nó.

CAGR là gì?

CAGR, viết tắt của Compound Annual Growth Rate, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm. 

Cụ thể, nếu bạn có một khoản đầu tư kéo dài hơn một năm, CAGR sẽ phản ánh tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của khoản đầu tư này từ lúc bắt đầu đầu tư cho đến thời điểm hiện tại. 

Tỷ lệ tăng trưởng kép là gì
Tỷ lệ tăng trưởng kép là gì? .

Thuật ngữ 'kép' (Compound) ở đây đề cập đến lãi kép, tức là lợi nhuận tăng trưởng không chỉ dựa trên vốn đầu tư ban đầu mà còn trên cả lợi nhuận đã tích lũy từ các năm trước. 

Nắm rõ CAGR giúp nhà đầu tư đo lường mức tăng trưởng của khoản đầu tư một cách ổn định và tổng quát (bỏ qua các biến động ngắn hạn) và dễ dàng so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư khác nhau, từ đó điều chỉnh kế hoạch đầu tư một cách hợp lý.

Hiểu về CAGR

Để sử dụng hiệu quả CAGR trong các kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, bạn cần hiểu rõ vai trò của nó trong việc đo lường tăng trưởng lợi nhuận. Dưới đây là phân tích cụ thể hơn kèm ví dụ chi tiết: 

Vì sao cần sử dụng CAGR?

CAGR cho biết tỷ lệ lợi nhuận hàng năm mà khoản đầu tư của bạn sẽ đạt được (với điều kiện là lợi nhuận được tái đầu tư hàng năm trong suốt khoảng thời gian này). Hay nói cách khác, giá trị của khoản đầu tư có thể biến động trong từng năm một, song CAGR sẽ chỉ phản ánh mức tăng trưởng trung bình. 

Nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính CAGR trong việc tính toán tăng trưởng lợi nhuận
Nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính CAGR trong việc tính toán tăng trưởng lợi nhuận.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản. Giả sử bạn đầu tư 100 triệu đồng vào đầu năm 2022:

  • Đến cuối năm 2022, giá trị khoản đầu tư của bạn tăng lên 300 triệu đồng, mang lại lợi nhuận 200%. 
  • Tuy nhiên, sang 2023, thị trường giảm mạnh và bạn mất 50% giá trị khoản đầu tư. Kết quả là cuối năm 2023, giá trị khoản đầu tư chỉ còn 150 triệu đồng.

Nếu chỉ tính tỷ lệ lợi nhuận trung bình hàng năm, bạn sẽ thấy tỷ lệ này là 75% (lấy trung bình của 200% tăng và 50% giảm): (200% - 50%) / 2 = 75%. Từ đó, 100 triệu đồng ban đầu sẽ tăng lên thành: 100 tr x (1 + 0,75) x (1 + 0,75) = 306,25 tr. 

​Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả cuối cùng không phải là 306.25 triệu đồng mà chỉ là 150 triệu; có thể thấy, tỷ lệ lợi nhuận trung bình hàng năm không phản ánh chính xác hiệu suất thực sự của khoản đầu tư. Để biết tỷ lệ lợi nhuận thực sự, bạn buộc phải sử dụng đến CAGR.

Cách tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm CAGR

Quay trở lại ví dụ bên trên: bạn cần sử dụng công thức sau để tính được CAGR của khoản đầu tư 100 triệu đồng: CAGR = [(Giá trị đầu/ Giá trị cuối) ^1/n] – 1

Ở đây, ta có:

  • Giá trị đầu (đầu năm 2022): 100 triệu đồng
  • Giá trị cuối (cuối năm 2023): 150 triệu đồng
  • n (số năm): 2 năm

Khi áp dụng các giá trị vào công thức, bạn sẽ tính được CAGR là 0,225 (tức 22,5%). 

CAGR và rủi ro

Nhìn chung, CAGR cung cấp một cái nhìn rất nhất quán và “mượt mà” về tỷ lệ lợi nhuận hàng năm. Song, nó không phản ánh được sự biến động (volatility) của khoản đầu tư. Như có thể thấy ở ví dụ bên trên, lợi nhuận biến động rất mạnh từ năm này sang năm khác, song CAGR lại dễ tạo ra nhầm lẫn rằng khoản đầu tư này đang tăng trưởng đều đặn và ổn định.

Đầu tư theo CAGR vẫn tiềm ẩn một số rủi ro
Đầu tư theo CAGR vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. 

Hãy cùng xem thêm một ví dụ thứ hai: Giả sử công ty ABC có cổ phiếu như sau trong vòng 3 năm:

  • Năm 0: Giá cổ phiếu là 5 triệu đồng.
  • Năm 1: Giá cổ phiếu tăng lên 22 triệu đồng.
  • Năm 2: Giá cổ phiếu giảm xuống còn 5 triệu đồng.

Nếu bạn mua cổ phiếu ABC ở giá 5 triệu đồng và bán ở giá 22 triệu đồng sau một năm, đây sẽ là một khoản đầu tư tốt, mang lại lãi suất cao. Tuy nhiên, nếu vẫn giữ cổ phiếu này và để giá giảm xuống chỉ còn 5 triệu vào năm tiếp theo, bạn sẽ mất tới 77% vốn đầu tư từ đỉnh 22 triệu đồng. 

CAGR chưa cho thấy được sự thay đổi mạnh mẽ này mà mới chỉ phản ánh mức tăng trưởng trung bình. Do đó, bạn vẫn cần hết sức thận trọng trước khi quyết định đầu tư. 

Câu hỏi thường gặp

CAGR có thể âm không? Nếu có thì kết quả này có ý nghĩa gì?

CAGR âm có nghĩa là giá trị của một khoản đầu tư đang giảm đi trung bình mỗi năm trong suốt khoảng thời gian được xem xét. Điều này cho thấy hiệu suất đầu tư kém hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến CAGR?

CAGR dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường (biến động của thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái,...), đặc điểm, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và thời gian đầu tư. 

Sự khác biệt giữa IRR và CAGR là gì?

Cả hai đều đo lường mức sinh lợi của một khoản đầu tư. Tuy nhiên, IRR chỉ tính đến thời điểm phát sinh, thường được sử dụng để đánh giá các dự án đầu tư có dòng tiền không đều hoặc có nhiều giai đoạn.

CAGR là công cụ hữu ích để đánh giá hiệu suất dài hạn của các khoản đầu tư, nhưng như các công cụ tài chính khác, nó vẫn có những hạn chế và rủi ro. Do đó, trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần kết hợp CAGR với các yếu tố khác (như độ lệch chuẩn và các chỉ số phân tích rủi ro) để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn. 

Lượt xem:

90

Ngày đăng:

22/08/2024 4:05 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer