Trừ khi câu chuyện sáp nhập với Three UK được thông qua, công ty viễn thông này có vẻ như đang trong giai đoạn đối mặt với nhiều thử thách.
- Cổ tức được duy trì.
- Biên lợi nhuận giảm khi chi phí năng lượng tăng lên.
Vodafone (VOD) lạc quan phát biểu rằng công ty đang có quy mô phù hợp “để tăng trưởng”. Một vài tuần trước, công ty đã đồng ý bán đi mảng kinh doanh tại Tây Ban Nha với mức giá 5 tỷ EUR (tương đương với 4.35 tỷ GPB), sau khi thanh lý các hoạt động kinh doanh ở Vantage Towers, Hungary và Ghana. Dù vậy, những người không tích cực sẽ cho đó là biện pháp quản lý sự sụt giảm của công ty.
Việc thanh lý đi cùng với những biến động tỷ giá ngoại hối đã đẩy doanh thu của doanh ngiệp xuống khoảng 4.3 điểm phần trăm trong vòng 6 tháng tính đến tháng Chín. Tên cơ sở tự thân và không bao gồm thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thời kỳ siêu lạm phát, doanh thu dịch vụ tăng trưởng khiêm tốn, 2.3%.
Một vấn đề là biên lợi nhuận điều chỉnh (trước lãi, thuế và khấu hao – EBITDA), đã giảm 0.8 điểm phần trăm xuống còn 29.1%. Ban quan trị tin rằng điều này có thể chấp nhận được bởi vì chi phí năng lượng khá cao. Dù vậy, BT (BT.) đã cố gắng gia tăng cả khả năng sinh lời và tạo ra tiền mặt, măc dù phải đối mặt với áp lực chi phí đầu vào tương tự.
Biên lợi nhuận được cho là sẽ tăng lên khi chương trình cắt giảm nhân sự được thực hiện. Trong số 11,000 việc làm mà công ty dự kiến cắt giảm trong 3 năm tới, thì đã có 2,700 việc làm đã được giảm. Khó khăn là việc xác định được vị trí cắt giảm mà không làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh. Công ty nhấn mạnh vào khoản đầu tư 150 triệu EUR vào dịch vụ chăm sóc khách hàng vì họ không muốn mạo hiểm đánh mất khách hàng bởi thời gian chờ đợi dài.
Điểm sáng là thị trường Đức, thị trường lớn nhất của Vodafone chiếm gần 1/3 hoạt động kinh doanh, đã tái tăng trưởng trở lại. Trong quý 2, doanh thu đã tăng 1.1% nhờ vào chiến lược tăng giá đã thúc đẩy doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng tăng lên. Dù vậy, sự tăng trưởng này thuần là nhờ vào giá cả, hơn là khối lượng, khi tỷ lệ khách hàng rời bỏ ở cả hai mảng dịch vụ mạng băng thông rộng và tivi đang duy trì ở mức một-chữ-số.
Nếu có sự tăng trưởng, thì nó khó có thể xuất phát từ việc gia tăng cơ sở khách hàng. Thay vào đó, Vodafone sẽ dựa vào việc mở rộng lợi nhuận khi áp lực lạm phát được hạ, song song với đề xuất sáp nhập Three UK với hoạt động kinh doanh di động tại thị trường Vương quốc Anh. Vương quốc Anh là thị trường tăng trưởng nhanh-thứ-hai, mở rộng 5.6% và với biên lợi nhuận quy mô lớn hơn sẽ được cải thiện trong tương lai.
Dù vậy, thỏa thuận này sẽ vẫn cần được phê duyệt theo quy định, và trong trường hợp thất bại thì cơ hội tăng trưởng sẽ bị hạn chế. Vodafone đã quản trị để duy trì cổ tức và việc bỏ đi thị trường Tây Ban Nha sẽ cho công ty đủ tiền mặt để duy trì việc chi trả trong tương lai gần. Công ty môi giới FactSet thống nhất kỳ vọng rằng cổ tức sẽ vẫn được duy trì cho đến năm 2027.
Tỷ suất cổ tức 10% là giới hạn cho điểm yếu của công ty, nhưng chừng nào Vodafone có thể cung cấp bất kỳ bằng chứng tăng trưởng nào, thì điều này sẽ vẫn được coi là một sự suy giảm có kiểm soát hơn là một vị thế phù hợp cho tăng trưởng. Cổ phiếu nên được nắm giữ.