7-Eleven Nằm Trong Phương Án Tiếp Quản Nước Ngoài Lớn Nhất Nhật Bản

Cổ phiếu của công ty Seven & i đã tăng 22% sau một đề xuất ‘thân thiện’ từ Couche-Tard, đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng tiện lợi. 

 

Công ty Nhật Bản điều hành chuỗi 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới, đã nhận được một phương án tiếp quản từ công ty bán lẻ Alimentation Couche-Tard của Canada, là đơn vị sở hữu thương hiệu Circle K. 

 

Phương án tiếp cận của Couche-Tard đối với Seven & i Holdings diễn ra sau hơn một năm đàm phán giữa hai công ty bán lẻ, và cũng là nỗ lực tiếp quản được dẫn dắt bởi công ty nước ngoài, nhắm đến một công ty Nhật Bản, lớn nhất. 

 

Cổ phiếu của Seven & i đã tăng 22% trong ngày thứ Hai, đẩy vốn hóa thị trường của công ty lên tới 38 tỷ USD.

 

Trong một thông báo, Seven & i cho biết công ty đã thành lập một ủy ban đặc biệt gồm các giám đốc không điều hành để xem xét lời đề nghị từ Couche-Tard, khi công ty này đang tìm cách để mua lại toàn bộ số cổ phiếu lưu hành của Seven & i Holdings. 

 

711_2

 

Tập đoàn bán lẻ có trụ sở tại Quebec sau đó đã xác nhận rằng họ “gần đây đã đưa ra một đề nghị thân thiện, không ràng buộc” tới cho công ty Nhật Bản này. Nó đang tìm kiếm “một giao dịch đôi bên cùng thoải mái, mang lại lợi ích cho khách hàng, nhân viên, cửa hàng nhượng quyền và cổ đông của cả hai công ty”, Couche-Tard bổ sung. 

 

Đây là phương án tiếp cận đầu tiên tận dụng tối đa những thay đổi gần đây trong hướng dẫn Mua bán và Sáp nhập (M&A) nhằm khiến cho ban quản trị của công ty Nhật Bản khó có thể bỏ qua những lời đề nghị không mong muốn hay không yêu cầu. 

 

Theo nhiều cá nhân hiểu biết về vấn đề này, Seven & i đã có nhiều tháng làm việc với các cố vấn về ngân hàng bao gồm Morgan Stanley để củng cố vị thế của hãng để chống lại điều được cho là mối đe dọa ngày một lớn của thương vụ mua lại do nước ngoài dẫn đầu. 

 

Couche-Tard đã theo dõi Seven & i trong nhiều năm, không ngừng liên lạc với công ty Nhật Bản trong khoảng hai năm với nỗ lực để mở ra các cuộc thảo luận thỏa hiệp thân thiện, nguồn tin cho biết. 

 

Động thái từ Couche-Tard, theo nguồn tin từ ngân hàng, cũng có thể thu hút những người mua khác cho công ty, bao gồm các tập đoàn vốn tư nhân từ lâu đã thèm muốn mạng lưới các cửa hàng 7-Eleven ở Mỹ. Tin tức về cuộc đấu thầu này được đưa tin lần đầu bởi Nikkei. 

 

Sự chuẩn bị của Seven & i cho một vụ tiếp quản tiềm năng, diễn ra sau một sửa đổi quan trọng hồi năm ngoái đối với các hướng dẫn về mua bán và sáp nhập ở Nhật Bản. Văn bản mới khuyến khích các công ty nghiêm túc cân nhắc bất kỳ đề nghị “thiện chí” nào ở cấp hội đồng quản trị, kết thúc hàng thập kỷ mà các giám đốc điều hành quyền lực có thể đơn phương từ chối những lời đề nghị, chống lại lợi ích của các cổ đông. 

 

Sự thay đổi này, theo các luật sư và chuyên viên ngân hàng về M&A, mở đường cho những người mua nước ngoài đưa ra nhiều hơn nữa những lời đề nghị không được chào đón tới các công ty Nhật Bản.

 

711_3

Ryuichi Isaka, chủ tịch của Seven & i, muốn biến tập đoàn thành nhà bán lẻ toàn cầu

 

Seven & i gần đây đã cải tổ lại hội đồng quản trị và thái độ của hãng đối với công tác quản trị doanh nghiệp, họ cho biết, dưới áp lực từ cả công ty đầu tư chủ động ValueAct (đã công khai việc sở hữu cổ phần tại tập đoàn vào năm 2021), và sự thúc đẩy diện rộng của Nhật Bản nhằm cải cách việc tương tác giữa cổ đông và công ty. Người sáng lập tập đoàn Masatoshi Ito, cổ đông hàng đầu, đã từ trần vào năm ngoái. 

 

Couche-Tard đã thuê Goldman Sachs làm cố vấn ngân hàng cho hãng. Morgan Stanley và Goldman đều từ chối bình luận.

 

Nếu thỏa thuận với tập đoàn đến từ Canada này được hoàn tất, nó có thể đối mặt với những rào cản cạnh tranh đáng kể. Sau khi mua lại tập đoàn tạm xăng Speedway của Mỹ vào năm 2021, 7-Eleven hiện sở hữu hơn 13,000 cửa hàng ở Mỹ và Canada, trong khi Couche-Tard mới chỉ có gần 9,000 cửa hàng. ValueAct đã thúc đẩy lựa chọn tách rời chuỗi 7-Eleven. 

 

711_4

 

Nhằm ứng phó với áp lực cải cách, Seven & i đã phải mở rộng ra quốc tế và cắt bỏ những hoạt động kinh doanh ít lợi nhuận hơn. Công ty đã bán cửa hàng bách hóa Sogo & Seibu cho Fortress Group vào năm ngoái. 

 

Couche-Tard đang trong quá trình săn lùng các thương vụ mua lại trên khắp thế giới. Tập đoàn đã hoàn tất nhiều vụ tiếp quản trong vòng một thập kỷ vừa qua ở lĩnh vực cửa hàng tiện lợi phân mảnh.

 

Trong ngày thứ Hai, công ty này cũng cho biết riêng rằng họ đã đồng ý mua lại khoảng 270 cửa hàng tiện lợi và trạm xăng trên khắp các bang Indiana, Pennsylvania, Ohio, Tây Virginia và Maryland của nước Mỹ từ chuỗi siêu thị Giant Eagle.

 

Trong năm 2021, Couche-Tard đã thử và thất bại trong việc mua lại chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp với giá 16.2 tỷ EUR. Công ty cũng tham gia đấu thầu để sở hữu Speedway, mà sau đó đã được Seven & i mua lại với giá 21 tỷ USD. 

Cùng chủ đề

Cổ Phiếu Nvidia Tăng 8% Sau Tuyên Bố Tăng Giá Của CEO Huang

Cổ Phiếu Nvidia Tăng 8% Sau Tuyên Bố Tăng Giá Của CEO Huang

Cổ phiếu của Nvidia (NVDA), nhà sản xuất chip nổi tiếng, đã chứng kiến một bước tăng ấn tượng hơn 8% vào ngày giao dịch gần đây. Đà tăng này được thúc đẩy bởi những phát biểu tích cực từ CEO Jensen Hu...

16/09/2024
Lượt xem:

107

Ngày đăng:

20/08/2024 3:24 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer