Bear trap là gì? Nhận biết và phòng tránh “bẫy giảm giá”

Trong thị trường chứng khoán đầy biến động, việc gặp phải cạm bẫy khiến nhà đầu tư mất tiền là điều dễ xảy ra. Và một trong những cạm bẫy đã từng làm mất hàng triệu đô của nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm chính là Bear trap. Vậy, Bear trap là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Bẫy gấu - hay còn gọi là bẫy giảm giá để dễ dàng nhận biết và không mắc phải hành vi gian lận này!

Bear trap là gì?

Tìm hiểu về thuật ngữ Bear trap là gì?

Bear trap là tình huống khi một thị trường tài chính có giá trị tài sản tạm thời giảm trong khi trước đó đang có xu hướng tăng, dẫn đến sự lôi kéo nhà đầu tư bán ra với hy vọng đón đầu xu thế mới. Nhưng thực tế là giá trị tài sản sau đó đảo chiều và tiếp tục tăng mạnh. 

Điều này khiến các nhà đầu tư tiếc nuối vì bỏ lỡ cơ hội thu về mức giá tốt hơn. Do đó cần nắm rõ Bear trap là gì để đưa ra quyết định giao dịch thông minh và tránh những khoản lỗ lớn.

Tìm hiểu Bear trap là gì trong thị trường đầu tư chứng khoán

Ví dụ mô phỏng về Bear trap

Qua định nghĩa nêu trên, bạn đã hiểu được Bear trap là gì hay chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy cùng theo dõi qua hình ảnh biểu đồ H4 trong chứng khoán sau:

Biểu đồ H4 có dấu hiệu Bear trap nghĩa là gì?

Tại biểu đồ EUR/USD ở hình trên, xuất hiện một cây nến đỏ giảm giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Các nhà giao dịch cảm thấy lo sợ và phải đặt lệnh bán cổ phiếu để kiếm lời. Tuy nhiên, tình trạng giảm này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng mạnh. Nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội thu được nhiều tiền hơn vì dính phải Bear trap.

Sự khác nhau giữa Bull trap và Bear trap là gì?

Bear trap và Bull trap là hai thuật ngữ miêu tả tình huống trong thị trường tài chính khi giá cổ phiếu tạo ra một tín hiệu giả đảo chiều trước khi tiếp tục theo hướng ban đầu. Song, hai thuật ngữ Bear trap và Bull trap là trái ngược với nhau.

 

Bear trap

Bull trap

Mục đích

Lôi kéo các nhà đầu tư vào vị thế bán.Lôi kéo các nhà đầu tư vào vị thế mua.

Nguyên tắc

Gây cảm giác giảm giá khiến nhà đầu tư bán ra, sau đó, giá tăng trở lại.Gây cảm giác tăng giá khiến nhà đầu tư mua vào, sau đó, giá giảm trở lại.

Kết quả

Những nhà đầu tư mua vào trong Bear trap thường phải mua lại với giá cao hơn để bảo toàn lợi nhuận hoặc tránh mất tiềnNhững nhà đầu tư bị lôi kéo vào Bull trap thường phải bán ra với giá thấp hơn để cắt lỗ hoặc tránh mất tiền

Nguyên nhân xuất hiện Bear trap

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư bị dính bẫy Bear trap khi tham gia thị trường. Đặc biệt là những người mới khi luôn muốn chốt lời thật nhanh.

Cách thao túng của 'cá mập' trên thị trường

Các nhà đầu tư lớn hay còn được gọi là “cá mập” - chỉ những người có vốn lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong thị trường. Họ sẽ liên tục đặt các lệnh bán ảo để đẩy giá xuống dưới các ngưỡng hỗ trợ. Mục tiêu là tạo sự giảm giá và đánh lừa các nhà giao dịch rằng xu hướng giá sẽ giảm. 

Khi mọi người tham gia vào lệnh bán một cách đồng loạt, “cá mập” sẽ đặt lệnh mua ở mức giá thấp hơn. Nhờ vậy mà có thể gom hàng và tận dụng tình huống để đẩy giá cổ phiếu lên sau này.

Các nhà đầu tư “cá mập” có khả năng thao túng thị trường tạo ra Bear trap

Hiệu ứng mong muốn chốt lời

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng vào lệnh mua theo xu hướng tăng giá bởi mong muốn trong tương lai giá sẽ cao. Trên thực tế, giá cổ phiếu hoặc thị trường sẽ giảm mạnh lại sau đó. Điều này khiến nhà đầu tư không kiên nhẫn mắc phải lỗi và đánh mất tiền.

Tin tức và thông tin không rõ ràng

Thị trường cổ phiếu luôn biến động theo từng giây, do đó, những thông tin không rõ ràng hoặc những tin đồn mới có thể tạo ra một cảm giác tạm thời cho nhà đầu tư rằng giá sẽ giảm. Trên thực tế, giá cổ phiếu có thể đảo chiều và tạo ra một Bear trap cho những người đầu tư vội vàng.

Hiện tượng FOMO (Fear of Missing Out)

Khi thấy cổ phiếu tăng mạnh, những nhà đầu tư khác thực hiện mua cổ phiếu, các nhà đầu tư non nớt sẽ sợ hãi bị bỏ lỡ cơ hội (FOMO). Việc này thúc đẩy họ thực hiện lệnh mua vào nhằm kiếm lời. Tuy nhiên, khi giá bắt đầu giảm, những người tham gia muộn có thể bị mắc kẹt. Họ không thể thoát ra khỏi tình huống mua vào không đúng thời điểm.

Nguyên nhân của Bear trap là gì? - Tâm lý FOMO khiến nhà đầu tư mắc bẫy Bear trap

Các sự kiện bất ngờ

Các sự kiện tiêu cực bất ngờ như báo cáo tài chính lỗ, báo cáo phá sản, bán cổ phần bởi ban lãnh đạo hoặc các yếu tố kinh tế và chính trị,... có thể tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp và gây giảm giá đột ngột các tài sản.

Dấu hiệu xác định Bear trap

Là một nhà đầu tư thông minh, bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để nhận biết tình huống Bear trap và phòng tránh. Xác định được dấu hiệu Bear trap là gì sẽ giúp bạn nhận biết đâu là tín hiệu giảm giá thật hoặc giả.

Giá cổ phiếu vượt ngưỡng hỗ trợ

Bear trap thường xuất hiện sau khi giá cổ phiếu phá vỡ mức hỗ trợ. Điều này có thể xảy ra khi nhu cầu mua tăng mạnh và áp lực bán giảm. Sự gia tăng trong việc mua cổ phiếu đẩy giá lên trên mức hỗ trợ. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng xu hướng giảm giá là chắc chắn nên tiếp tục vào lệnh giao dịch. Tuy nhiên, việc này có thể bị ảnh hưởng bởi các “cá mập” trên thị trường và gây ra Bear trap.

Khi giá cổ phiếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì có thể xuất hiện Bear trap

Thanh khoản thấp

Trong một bẫy giảm giá, tính thanh khoản của tài sản thường thấp, cho thấy không có sự tham gia lớn từ các nhà đầu tư. Điều này có thể là dấu hiệu của sự thao túng từ những người có vốn lớn muốn đẩy giá xuống để gom hàng.

Tín hiệu quay đầu từ các chỉ số kỹ thuật

Các chỉ báo kỹ thuật có thể cung cấp tín hiệu cho Bear trap trên thị trường cổ phiếu. Điều này có thể xảy ra khi có sự sai lệch giữa giá cổ phiếu và chỉ báo kỹ thuật, xuất hiện mẫu nến đảo chiều, breakout từ kênh giá giảm hoặc sự phân phối với khối lượng giao dịch giảm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tin cậy, nên kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật và xem xét ngữ cảnh toàn diện của thị trường. 

Thông số kỹ thuật cảnh báo Bear trap

Cách phòng tránh Bear trap hiệu quả

Tuy Bear trap có thể xảy ra thường xuyên trong thị trường đầu tư, nhưng với kiến thức được trang bị đầy đủ thì bạn hoàn toàn có thể tránh được tình huống này. Vậy các cách để tránh được bẫy Bear trap là gì?

Đặt điểm Stop loss

Stop loss là điểm giới hạn cắt lỗ giúp giảm rủi ro, bảo vệ vốn đầu tư và loại bỏ tâm lý can thiệp. Bạn cần đặt trước một điểm Stop loss cho mỗi giao dịch. Đây sẽ là mức thua lỗ tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận và tự động thoát lệnh khi giá đạt đến mức này. Lưu ý, điểm Stop loss không nên quá lớn, mức khuyến nghị là 2% tổng tài khoản cho mỗi lệnh giao dịch.

Theo dõi các sự kiện và nguồn tin uy tín

Các sự kiện kinh tế, chính trị, và tin tức có thể gây ra biến động lớn trên thị trường tài chính. Những biến động này có thể tạo ra Bear trap và đảo chiều xu hướng thị trường. Khi bạn có thông tin đầy đủ và chính xác từ các nguồn tin uy tín, bạn sẽ có sự tự tin cao hơn trong quyết định giao dịch của mình. Điều này giúp bạn tránh những cảm giác hoảng loạn, bốc đồng và sẽ đưa ra các quyết định giao dịch có căn cứ và hợp lý.

Cần xác nhận nguồn tin uy tín trước khi quyết định giao dịch

Kiên nhẫn và giữ vững tâm lý

Kiên nhẫn và tâm lý vững chắc cũng giúp bạn duy trì một kế hoạch giao dịch và quản lý rủi ro tốt. Bạn sẽ không bị lo lắng bởi những biến động tạm thời, tuân thủ các quy tắc quản lý vốn và quyết định dừng lỗ. Điều này giúp giảm thiểu tổn thất trong trường hợp rơi vào Bear trap.

Theo dõi khối lượng giao dịch cổ phiếu

Khi thị trường chứng khoán có xu hướng đảo chiều thì thường có sự gia tăng đột biến trong khối lượng giao dịch. Điều này có thể cho thấy tín hiệu khả năng cao là bẫy khuyến mãi.

Ngoài ra, theo dõi khối lượng giao dịch có thể giúp xác định sự đảo chiều của xu hướng và tránh rơi vào Bear trap. Nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng chủ yếu là giao dịch bán, không tương xứng với giao dịch mua vào thì đây có thể là dấu hiệu Bear trap.

Khối lượng giao dịch bán tăng nhưng không có giao dịch mua khớp lệnh là dấu hiệu của Bear trap

Sử dụng công cụ để xác định tín hiệu phân kỳ

Khi thị trường tiến lên hoặc xuống với đà tăng giá hoặc giảm giá, tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện khi giá tạo ra đỉnh hoặc đáy mới nhưng không xác nhận xu hướng tương ứng. Do đó, tín hiệu phân kỳ có thể cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Nhận biết được tín hiệu phân kỳ giúp trader tránh mua vào đỉnh hoặc bán vào đáy và rơi vào Bear trap.

Quan sát các mức hỗ trợ và kháng cự - Fibonacci

Khi giá cổ phiếu biến động tiến gần đến các mức Fibonacci, nhà đầu tư có thể quan sát xem liệu giá có bị đẩy lên hoặc đẩy xuống từ các mức này hay không. Điều này có thể cung cấp thông tin về sự xu hướng thị trường và cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo Bear trap.

Quan sát chỉ số Fibonacci giúp phát hiện Bear trap trong chứng khoán

Không sử dụng đòn bẩy quá cao

Đòn bẩy là công cụ mạnh mẽ giúp tăng lợi nhuận tiềm năng. Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy quá cao và thị trường diễn biến không như dự đoán thì sự dao động lớn có thể dẫn đến các biến động nhanh chóng, đẩy bạn vào tình huống Bear trap. Bạn không cắt lỗ kịp thời hoặc quyết định giao dịch không cân nhắc. Đồng thời tạo ra các điểm vào và ra không tốt, làm tăng khả năng rơi vào Bear trap.

Tóm lại, là một nhà đầu tư khôn ngoan thì bạn nên trang bị kiến thức đầy đủ, hiểu rõ Bear trap là gì và hãy luôn giữ tâm lý bình tĩnh khi tham gia đầu tư chứng khoán. Để xem thêm các thông tin về thị trường chứng khoán và cách đầu tư hiệu quả khác, hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé!


 

Cùng chủ đề

Tổng Thống Mỹ Donald Trump Công Bố Chính Sách Thuế Quan Mới: Lo Ngại Về Tác Động Toàn Cầu

Tổng Thống Mỹ Donald Trump Công Bố Chính Sách Thuế Quan Mới: Lo Ngại Về Tác Động Toàn Cầu

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một chính sách thuế quan mới, trong đó áp mức thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một phần của chiến lược thuế qu...

03/04/2025
Lượt xem:

447

Ngày đăng:

04/08/2022 4:09 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer