Cập nhật các chi phí giao dịch sàn XM mới nhất năm 2024

Nắm bắt các loại phí giao dịch sàn XM là một trong những yêu cầu quan trọng giúp nhà đầu tư lên kế hoạch quản lý giao dịch và nguồn vốn hiệu quả. Vậy nhà đầu tư phải thanh toán những khoản phí nào khi tham gia giao dịch trên sàn XM? Công thức tính phí qua đêm sàn XM là gì? Cùng The Brokers tìm hiểu chi tiết về các chi phí giao dịch quan trọng này nhé!

Phí qua đêm sàn XM

Tìm hiểu phí qua đêm (Swap) là gì?

Phí qua đêm sàn XM là chi phí mà nhà đầu tư phải thanh toán cho sàn môi giới này nếu giữ lệnh qua đêm. Trong đó bao gồm hoán đổi cho các lệnh mua và hoán đổi cho các lệnh bán. Nếu giữ sự hoán đổi trong dài hạn, nhà đầu tư càng có cơ hội thu được lợi nhuận cao. Khi kiếm được lợi nhuận thông qua các vị thế mua, nhà đầu tư phải thanh toán lãi khi có một vị thế bán.

phí qua đêm sàn XM
Tìm hiểu phí giao dịch sàn XM là gì? Phí qua đêm Swap sàn XM là gì?

Trên sàn XM, phí qua đêm (phí hoán đổi) là số tiền mà sàn sẽ thêm hoặc khấu trừ trực tiếp vào số dư tài khoản nếu vị thế được giữ quá 1 ngày giao dịch. Nếu vị thế được giữ qua đêm, giao dịch hoán đổi sẽ được cộng hoặc trừ trực tiếp vào mỗi ngày giao dịch. Giao dịch hoán đổi XM được thanh toán gấp 3 lần vào thứ 4 hàng tuần. Do đó, phía sàn có thể yêu cầu nhà đầu tư trao đổi 7 lần trong 5 ngày giao dịch.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về cách thức hoạt động của sàn XM và lựa chọn tài khoản phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết: “Khám phá các loại tài khoản XM mới nhất 2024” để biết chi tiết nhé.

Bạn có thể tham khảo cụ thể phí swap sàn XM qua bảng thống kê chi tiết sau:

Ngày trong tuần

Mức phí quan đêm sàn XM

Thứ 2

Áp dụng mức phí tiêu chuẩn

Thứ 3

Áp dụng mức phí tiêu chuẩn

Thứ 4

Mức phí qua đêm x3

Thứ 5

Áp dụng mức phí tiêu chuẩn

Thứ 6

Áp dụng mức phí tiêu chuẩn

Thứ 7

Không tính phí

Chủ Nhật

Không tính phí

Cách tính phí qua đêm (Swap)

Lưu ý phí qua đêm Swap sàn XM chỉ áp dụng với các sản phẩm tiền tệ. Các sản phẩm tương lai có ngày đáo hạn sẽ không phải chi trả phí qua đêm. Trong đó, phí qua đêm trên sàn XM sẽ được tính như sau:

Cách tính phí qua đêm sàn XM cho Forex, CFD kim loại giao ngay (vàng và bạc)

Phí qua đêm cho Forex, CFD kim loại giao ngay được tính vào ngày kế tiếp kèm theo phụ phí sàn XM thu nếu giữ lệnh qua đêm. Mức phí này không được xác định bởi sàn XM mà được tính thông qua chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong giao dịch.

Công thức tổng quát tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho CFD kim loại và Forex như sau:

Phí qua đêm Swap = Khối lượng giao dịch *  (+/- Lãi suất ngày kế tiếp - Phụ phí từ sàn XM)

*** Lưu ý:

  • +/- trong công thức phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền được giao dịch.
  • Kết quả chi phí sẽ được quy đổi sang đồng tiền tính giá.

*** Ví dụ:

Giả sử bạn giao dịch USD/JPY với lãi suất ngày kế tiếp quy định 1% đối với lệnh mua và 2% cho các lệnh bán. Ở trường hợp này, lãi suất của đô la Mỹ đang cao hơn so với lãi suất của đồng yên Nhật. Do đó:

  • Nếu giữ lệnh mua qua đêm: Nhà đầu tư sẽ nhận được 1% phụ phí từ sàn XM.
  • Nếu giữ lệnh bán qua đêm: Nhà đầu tư phải trả 2% - phụ phí từ sàn XM.
cách tính phí qua đêm sàn XM cho Forex - CFD (vàng và bạc)
Cách tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho Forex và CFD kim loại giao ngay.

Cách tính phí qua đêm sàn XM cho cổ phiếu và chỉ số chứng khoán

Phí qua đêm Swap cho các giao dịch cổ phiếu và chỉ số chứng khoán được xác định bằng lãi suất liên ngân hàng của cổ phiếu và chỉ số chứng khoán tương ứng. Chẳng hạn với một mã cổ phiếu Châu  u, phí qua đêm sàn XM chính là lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn đang được ngân hàng Châu  u áp dụng cộng/ trừ đi phụ phí từ XM cho các vị thế mua/ bán tương ứng.

cách tính phí qua đêm sàn XM cho cổ phiếu và chỉ số chứng khoán
Cách tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho cổ phiếu và chỉ số chứng khoán

Công thức tổng quát tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho cổ phiếu và chỉ số chứng khoán như sau:

Phí qua đêm Swap = Khối lượng giao dịch * Giá đóng cửa * (+/- lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn - phụ phí từ sàn XM)

*** Ví dụ: 

Giả sử nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu Apple được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, lãi suất ngắn hạn tại các ngân hàng Mỹ là 2%/năm. Qua đó, ta tính được phí qua đêm Swap đối với cổ phiếu này sẽ là +2%/365 - phụ phí từ sàn môi giới XM.

Cách tính phí qua đêm sàn XM cho CFD tiền điện tử

Chi phí qua đêm sàn XM đối với các sản phẩm CFD tiền điện tử được tính thông qua điều kiện thị trường hiện hành và các chi phí tài trợ của đòn bẩy liên quan đến tài sản cơ sở. Chi phí qua đêm sàn XM có thể tăng cao hơn khi thị trường xảy ra bất ổn kinh tế.

Trên sàn XM, chi phí giao dịch qua đêm đối với các sản phẩm CFD tiền điện tử được áp dụng từ thứ hai đến thứ sáu, mức phí cũng cao gấp 3 lần vào thứ 6 cuối tuần.

Cách tính phí qua đêm sàn XM cho CFD tiền điện tử
Cách tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho CFD tiền điện tử.

Công thức tổng quát tính phí giao dịch sàn XM qua đêm cho sản phẩm CFD tiền điện tử như sau:

Phí qua đêm Swap = Khối lượng giao dịch * Quy mô hợp đồng * Quy mô Tick * Giá trị Swap

*** Lưu ý:

  • Kết quả chi phí sẽ được chuyển đổi thành điểm tiền tệ của loại tiền tệ báo giá tương ứng.
  • Chi phí qua đêm Swap cho sản phẩm CFD tiền điện tử được tính theo điểm.
  • Sàn XM cho phép nhà đầu tư theo dõi chi phí này ngay trên nền tảng giao dịch.

Phí Spread sàn XM

Phí Spread sàn XM là giá trị chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask của một cặp tiền. Sàn XM có quy định mức phí giao dịch Spreads riêng cho từng loại tài khoản. Cụ thể:

  • Tài khoản XM Ultra Low: Chỉ từ 1 pips.
  • Tài khoản Share: Phụ thuộc vào từng tỷ giá cơ bản.
  • Tài khoản Micro: Chỉ từ 0.6 pips.
  • Tài khoản Standard: Chỉ từ 0.6 pips.
phí Spread sàn XM
Khám phá chi phí giao dịch sàn XM chênh lệch Spread.

XM là một trong những sàn môi giới cung cấp mức phí chênh lệch Spreads thấp nhất trên thị trường hiện nay, thấp hơn nhiều so với sàn FBS, FxPro, Pepperstone, HotForex,... Lợi thế chi phí giao dịch thấp giúp sàn XM thu hút sự tham gia của đông đảo trader trên toàn thế giới.

Các loại chi phí ẩn khác của sàn XM mà bạn nên biết?

Ngoài hai khoản phí chính được nêu trên, nhà đầu tư trên sàn XM còn phải quan tâm đến một số chi phí khác như:

Phí hoa hồng Commission

Hiện tại, sàn XM chỉ tính phí hoa hồng Commission 3.5 USD cho các giao dịch bằng tài khoản Share. Các giao dịch phát sinh trên 3 tài khoản còn lại sẽ không phải thanh toán mức phí này.

Phí nạp/ rút tiền

Về chính sách nạp/ rút tiền, sàn XM được đánh giá là một trong những nhà môi giới “hấp dẫn nhất” thị trường nhờ lợi thế không phát sinh bất cứ chi phí nào cho các giao dịch nạp/ rút.

Phí mở tài khoản

Quá trình đăng ký mở tài khoản trên sàn XM sẽ không phát sinh bất cứ chi phí nào.

Phí không hoạt động

Sàn XM tính phí 15 USD cho các tài khoản không hoạt động sau 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu tài khoản vẫn không hoạt động, sàn XM sẽ thu phí cố định 5 USD/ tháng. Mặc dù mức phí ẩn cho trường hợp này tương đối thấp nhưng đây cũng chính là rào cản khiến XM trở nên “kém lý tưởng” so với các nhà môi giới ngoại hối khác.

các loại chi phí ẩn của sàn XM
Tìm hiểu các khoản phí ẩn trên sàn môi giới ngoại hối XM.

Phí không giao dịch

Phí không giao dịch là số tiền nhà đầu tư phải chi trả chi sàn XM nếu tài khoản không phát sinh bất cứ giao dịch gì trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản phí XM đang áp dụng nằm ở mức trung bình so với mặt bằng chung thị trường.

Đọc đến đây, nếu bạn còn nghi ngờ về tính minh bạch của sàn XM thì có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về sàn thông qua bài viết sau đây nhé: 

Trên đây, The Brokers đã tổng hợp chi tiết các loại phí giao dịch sàn XM: phí qua đêm Swap, phí chênh lệch Spreads, phí hoa hồng, phí nạp/ rút tiền và một số khoản phí ẩn khác. Nhìn chung, các chi phí sàn XM đang áp dụng tương đối hợp lý, tạo điều kiện cho nhà đầu tư chinh phục mức lợi nhuận cao từ các giao dịch trên sàn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định về chi phí trên sàn, từ đó xây dựng kế hoạch giao dịch và đầu tư hiệu quả.

Cùng chủ đề

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Activax đang dần khẳng định tên tuổi của mình giữa vô số sàn môi giới lừa đảo. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cáo buộc rằng Activax **scam** người dùng. Vậy liệu những cáo buộc này có thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để làm sáng tỏ vấn đề.Giấy tờ pháp lý được chấp nhận của sàn tài chính uy tínTrên thị trường hiện nay có nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, nhưng không phải sàn nào cũng sở hữu giấy phép pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Dưới đây là một số loại giấy phép quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc xác minh uy tín của các sàn:1. Giấy phép FSCA: Cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nam Phi, FSCA là cơ quan quản lý hàng đầu tại Nam Phi. Họ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính như quản lý tài sản, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả.2. Giấy phép FCA: Được cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh, FCA có vai trò

04/09/2024
Lượt xem:

655

Ngày đăng:

30/07/2024 2:39 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer