Sàn Ivy Markets lừa đảo - Tổng hợp cáo buộc từ người dùng

Khi thị trường tài chính phát triển, các sàn giao dịch uy tín sẽ ngày càng được biết đến nhiều hơn, nhưng đây cũng là cơ hội làm việc của nhiều tổ chức lừa đảo. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các tin tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo đang trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn. Vậy sàn Ivy Markets có lừa đảo không? Hãy cùng The Brokers tìm hiểu rõ về những cáo buộc sàn Ivy Markets lừa đảo ở dưới đây nhé

1. Sàn Ivy Markets là gì và một số thông tin cơ bản 

Ivy Markets, hay Ivy Markets Limited là một sàn giao dịch ngoại hối và CFD đến từ Thái Lan. Sàn được thành lập vào năm 2018 và hiện đang có trụ sở chính đặt tại Đường Tiwanon, Tiểu khu TalatKhwan, Nonthaburi 11000, Thái Lan. Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, nhưng sàn Ivy Markets vẫn tự hào hỗ trợ hơn 120.000 nhà đầu tư trên toàn cầu.

Chi tiết hơn, dưới đây chúng tôi có tổng hợp thêm một số thông tin cơ bản về sàn Ivy Markets để bạn đọc tiện tham khảo thêm:

  • Tên sàn: Ivy Markets Limited
  • Năm thành lập: Năm 2018
  • Trụ sở chính: Trụ sở chính đăng ký tại đường Vonovo, Fomboni’s Mohéli, Comoros. Tuy nhiên, địa chỉ hiện tại của sàn là 111/57 Moo 11, Soi Rewadee, Đường Tiwanon, Tiểu khu TalatKhwan, Nonthaburi 11000, Thái Lan
  • Giấy phép hoạt động: Ivy Markets Limited được cấp phép bởi Mwali International Services Authority (Cơ quan Dịch vụ Quốc tế Mwali) với giấy phép số BFX2024013.
  • Số lượng người đăng ký: Sàn Ivy Markets công bố đang hỗ trợ hơn 120.000 nhà đầu tư quốc tế.
  • Thông tin liên hệ:
    • Website: https://ivy-markets.com/
    • Hotline: +6626 594 4008.
    • Email: support@ivymarkets.com

Xác nhận thông tin về giấy phép sàn Ivy Markets.

 

Nhìn chung, sàn Ivy Markets có cung cấp khá nhiều thông tin cơ bản để giới thiệu về các điều kiện giao dịch và chính sách làm việc. Thậm chí, thông tin về giấy phép hoạt động cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Quốc tế Mwali cũng đã được xác thực là “có tồn tại”. Tuy nhiên, dựa vào những cáo buộc từ phía người dùng, Ivy Markets vẫn là một trong những sàn gây ra nhiều tranh cãi.

Phần dưới đây, The Brokers sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các tin tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo nên bạn đọc đừng vội bỏ qua nhé!

 

Tổng hợp một số thông tin cơ bản về sàn Ivy Markets Limited - Sàn Ivy Markets có lừa đảo không?

 

2. Những cáo buộc của người dùng về sàn

Sau khi dạo qua một vòng các diễn đàn tài chính và hội nhóm nhà đầu tư Việt, chúng tôi nhận thấy sàn Ivy Markets đang là một cái tên rất nổi bật thời gian gần đây. Sàn thường xuyên được nhắc đến trong các tin tố cáo lừa đảo, phốt sàn giao dịch không đáng tham gia, và có hành vi ăn chặn tiền của nhà đầu tư. Chi tiết như sau:

2.1 Cáo buộc 1 - Nhà đầu tư cáo buộc Ivy Markets lừa đảo

Ngày 16/7/2024, tài khoản Thiên Rider (Nguyễn Huy Hoàng) có đăng một bài viết trên diễn đàn nhà đầu tư Việt với nội dung chính là tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo, sàn có tình chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Trong đó, nội dung có ghi rõ về việc một người có tên facebook là Thanh Huyền mời gọi anh Hoàng nạp tiền và giao dịch với sàn Ivy Markets để nhận tiền Bonus lớn. Nhận thấy cơ hội kiếm tiền dễ dàng, anh Hoàng có nghe lời và nạp khoảng 500 USD để lập tài khoản giao dịch với Ivy Markets. Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ và anh còn kiếm được thêm 946 USD tiền lãi giao dịch. Tuy nhiên, khi cố gắng rút tiền thì sàn Ivy liên tục gây khó dễ, thậm chí khóa tài khoản giao dịch của anh.

Sau đó, anh Hoàng cũng liên hệ với Thanh Huyền, nhân viên IB của Ivy Markets và gửi mail báo cáo về sàn nhưng kết quả đều không mấy khả quan. Nhận thấy mình bị lừa, anh đã chụp lại hình ảnh và gửi tin tố cáo Ivy Markets lừa đảo để cảnh báo mọi người chơi sàn nào thì phải tìm hiểu kỹ, đừng thiếu hiểu biết làm chủ quan mất tiền.

 

Thiên Rider (Nguyễn Huy Hoàng) đăng tin tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Bằng chứng cho thấy sàn Ivy Markets ra quyết định đóng băng tài khoản của Huy Hoàng để ngăn anh rút tiền.

 

2.2 Cáo buộc 2 - Sàn Ivy Markets nhận phải nhiều đánh giá tiêu cực từ cộng đồng

Mặc dù không có nhiều bài phốt cụ thể, nhưng rất nhiều nhà đầu tư Việt đều đồng tình rằng Ivy Markets là một sàn giao dịch không đáng tin tưởng, việc nạp tiền vào sàn Ivy có thể khiến họ chịu rủi ro rất lớn. 

Cụ thể, trả lời cho câu hỏi “Ivy Markets - Mọi người cho em hỏi sàn này có ok không ạ” rất nhiều nhà đầu tư đã để lại bình luận như sau:

  • Tài khoản Finn Trần: “Có trade thì nên chọn sàn lâu năm như XM mà trade nha, bác đừng đầu tư vào mấy cái sàn lạ, bị scam đó. Không thì chí ít cũng nên tham khảo mấy trang đánh giá sàn để tra cứu thêm thông tin sàn cũng như giấy phép trước khi trade nha”.
  • Nguyễn Quốc Lăng: “Không nên chơi bác ơi, sàn nghe lạ hoắc kiểu này nạp tiền cũng chỉ mất tiền của mình thôi.”.
  • Bảo Bảo: “Cẩn thận lừa đảo đó bác, nên xem trước trên mấy trang đánh giá sàn xem có uy tín không rồi hãy nạp tiền đầu tư vô. Hiện nay trên thị trường lừa đảo rất nhiều không chỉ ở sàn mà ở cả các IB, việc kiểm tra những thông tin giấy phép, nạp - rút, Hotline là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sàn minh bạch, tránh lừa đảo ạ”.
  • Ngọc Sơn: “Lạ lắm, tìm sàn Top mà giao dịch bro. Xác định tham gia thị trường thì bác phải đầu tư thời gian học tập, nghiên cứu trước. Chứ nghe mấy đứa nhân viên IB thì chỉ có cháy ví, chẳng tin được đâu”.
  • Nguyễn Ruby: “Chưa nghe thấy cái tên Ivy Markets bao giờ bác ạ. Cứ tham khảo mấy sàn top mà chơi cho yên tâm, có gì phốt còn dễ giải quyết chứ”.
  • Nguyễn Bình: “Sàn này tôi thấy có giấy phép nhưng nhìn lạ hoắc. Bác không nên đầu tư nhé, tránh tiền mất tật mang.”...

Sàn Ivy Markets nhận phải nhiều đánh giá tiêu cực từ nhà đầu tư Việt.

 

2.3 Cáo buộc 3 - Info Finance tố cáo Ivy Markets lừa đảo

Ngày 6/8/2024, trang Info Finance có đăng một bài báo tương tự với báo cáo của anh Nguyễn Huy Hoàng để tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo. 

Trong đó, bài báo cũng nêu rõ nhiều chi tiết liên quan đến việc nhà đầu tư này bị một người tên Thanh Huyền, tự xưng là nhân viên IB của sàn Ivy Markets Limited mời gọi đầu tư. Lúc đầu, anh được hứa hẹn nếu nạp tiền mở tài khoản chắc chắn sẽ nhận được những khoản tiền thưởng cỡ lớn, được chuyên gia cung cấp tin hiệu giao dịch chất lượng và có thể nạp rút tiền dễ dàng. Thậm chí, họ còn cung cấp thông tin giấy phép Mwali để lấy được lòng tin của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khi nhà đầu tư gửi yêu cầu rút tiền thì sàn Ivy Markets lật lọng và đưa ra vô số chính sách vô lý. Thậm chí, họ còn gửi thông báo khóa tài khoản giao dịch của nhà đầu tư do vi phạm những chính sách vô hình, mục đích là ngăn hành động rút tiền tài khoản. Chỉ khi này, nhà đầu tư mới nhận ra mình đã bị sàn Ivy Markets lừa đảo và buộc phải báo cáo với các cơ quan chức năng để tìm cách giải quyết.

 

Sàn Ivy Markets bị tố cáo lừa đảo và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

 

3. Cảnh báo lừa đảo

Như những thông tin phía trên có nêu rõ, chúng ta có thể thấy Ivy Markets Limited là một sàn giao dịch không đáng tin, sàn có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Mặc dù cung cấp nhiều thông tin về các dịch vụ và chính sách làm việc, nhưng có vẻ đây chỉ là những thông tin “phông bạt” nhằm lấy lòng tin của nhà đầu tư. 

Đối với giấy phép được cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Mwali, The Brokers cũng không đánh giá cao cơ quan quản lý này. Đây rất có thể chỉ là một loại giấy phép dễ dàng đạt được với chi phí nhỏ, sở hữu các điều kiện quản lý lỏng lẻo và chính sách nhà đầu tư mờ nhạt, khác xa so với các giấy phép được cấp bởi tổ chức uy tín như FCA, hay FINMA.

Nhìn chung, Ivy Markets là một sàn giao dịch lừa đảo. Chúng tôi không khuyến khích bạn đọc mở tài khoản để trải nghiệm và giao dịch với nhà môi giới này. Thay vào đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tham khảo thêm những sàn môi giới chất lượng hơn, như Exness, XM, hay eToro để bắt đầu

Cảnh báo sàn Ivy Markets lừa đảo, nhà đầu tư không nên giao dịch.

4. Kết luận

Trên đây The Brokers đã tổng hợp lại một số thông tin chi tiết để làm rõ tin tố cáo sàn Ivy Markets lừa đảo. Mong rằng những thông tin phía trên sẽ có ích và giúp bạn đọc phòng tránh được nhiều rủi ro hơn khi tham gia thị trường giao dịch tài chính. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các đánh giá sàn của chúng tôi để tham khảo thêm thông tin về các sàn môi giới hàng đầu thị trường.


 

Cùng chủ đề

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Activax đang dần khẳng định tên tuổi của mình giữa vô số sàn môi giới lừa đảo. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cáo buộc rằng Activax **scam** người dùng. Vậy liệu những cáo buộc này có thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để làm sáng tỏ vấn đề.Giấy tờ pháp lý được chấp nhận của sàn tài chính uy tínTrên thị trường hiện nay có nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, nhưng không phải sàn nào cũng sở hữu giấy phép pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Dưới đây là một số loại giấy phép quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc xác minh uy tín của các sàn:1. Giấy phép FSCA: Cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nam Phi, FSCA là cơ quan quản lý hàng đầu tại Nam Phi. Họ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính như quản lý tài sản, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả.2. Giấy phép FCA: Được cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh, FCA có vai trò

04/09/2024
Lượt xem:

1,990

Ngày đăng:

15/08/2024 4:07 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer