FED là gì? Nhiệm vụ của FED trong chứng khoán là gì?

FED là một tổ chức tài chính lớn nhất Hoa Kỳ. Là cơ quan có sức ảnh hưởng bậc nhất đến tình hình tài chính khu vực, mọi quyết định từ quỹ và lãi suất FED sẽ luôn là tâm điểm của sự biến động tiền tệ. Vậy FED là gì? Chức năng và vai trò của quỹ FED là gì? Những thông tin mà nhà đầu tư cần chú ý mỗi kỳ họp FED là gì? Hãy cùng The Brokers đề cập các vấn đề này dưới đây nhé!

1. Fed là gì?

FED - Federal Reserve System là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, hay Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Ra đời dựa trên Đạo luật Dự trữ Liên bang, FED sẽ hoạt động với mục tiêu duy nhất là duy trì sự linh hoạt của chính sách tiền tệ và ổn định của nước Mỹ. Hiện tại, FED đang được coi là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. 

Thành lập vào ngày 23/12/1013, FED được ký nhận bởi tổng thống Woodrow Wilson dựa trên Đạo luật Dự trữ Liên bang. Theo đó, mọi hoạt động của FED đều sẽ được thực hiện nhằm mục tiêu duy trì. Qua đó bảo vệ những chủ trương tiền tệ linh động, đảm bảo an toàn tài chính cho liên bang Hoa Kỳ.

Với sắc lệnh từ tổng thống đương nhiệm Woodrow Wilson, FED hiện đang là tổ chức duy nhất được phép in tiền USD mà không chịu tác động và quản lý bởi chính phủ. Do đó, đây được coi là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. Mọi thay đổi trong chính sách FED đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ - FED là tổ chức gì?

2. Cơ cấu hệ thống FED là gì?

Hệ thống của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED có cơ cấu gồm các thành phần chính như sau:

  • Hội đồng Thống đốc FED: Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định tổ chức cần có ít nhất 7 người phụ trách vị trí này. Nhiệm kỳ là 14 năm.
  • Ủy ban thị trường mở Liên bang - FOMC: Được thiết lập để xử lý các vấn đề về tiền tệ ngắn hạn của Liên bang. FOMC sẽ bao gồm 7 thành viên với 5 chủ tịch quản lý mỗi Ngân hàng chi nhánh.
  • 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ: Đây là 12 Ngân hàng FED được đặt tại các thành phố lớn nhất của nước Mỹ. Trong đó bao gồm: Boston, New York, Philadelphia, Richmond, Cleveland, Atlanta, Chicago, St. Louis, Kansas City, Minneapolis, Dallas và San Francisco. Các ngân hàng này sẽ cùng chia sẻ những nhiệm vụ liên quan đến chính sách tiền tệ cho từng khu vực.


 

Cơ cấu của FED và vị trí của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

3. Nhiệm vụ và vai trò của FED

Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED là tổ chức hoàn toàn độc lập và không thuộc các nhóm phụ thuộc vào chính sách của chính phủ Hoa Kỳ. Với quyền hành được trao bởi tổng thống Woodrow Wilson, FED là tổ chức duy nhất trên toàn cầu được phép phát hành đồng USD mà không chịu tác động của chính phủ nước Mỹ. Vì vậy, ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng tổ chức FED đối với việc hoạch định và điều chỉnh các chính sách tiền tệ nước Mỹ.

Tìm hiểu thêm FED là gì qua video sau: 

Thông thường, mọi hoạt động điều chỉnh lãi suất được thông qua sau mỗi phiên họp FED đều tác động lớn đến lượng cung cầu về tiền và tình hình tài chính toàn cầu. Do vậy, FED có một vai trò rất lớn chính là đảm bảo sự phát triển và ổn định của kinh tế Hoa Kỳ.

Từ những vai trò lớn này, ta có thể thấy nhiệm vụ của tổ chức FED là rất phức tạp. Tuy nhiên, trong Đạo luật năm 1977, những nhiệm vụ chính của Cục Dự trữ Liên bang cần thực hiện đã được thể hiện rất rõ. Cụ thể như sau: 

  • FED có nhiệm vụ thực thi các chính sách về tiền tệ của Chính phủ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo sự ổn định về giá của hàng hóa và lãi suất ban hành một cách hợp lý.
  • Đảm bảo sự ổn định của tình hình kinh tế nước Mỹ và kiểm soát những rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định này.
  • Tổ chức FED cần giám sát các ngân hàng thành viên nhằm đảm bảo tính thanh khoản của toàn bộ hệ thống và đảm bảo quyền lợi tín dụng cho nhân dân.
  • Tổ chức FED đánh giá và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nước ngoài và trong nước, có bao gồm cả Chính phủ Mỹ. Theo đó, ta được biết rằng Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED đảm nhận nhiệm vụ chi trả trong vận hành hệ thống toàn nước Mỹ.

Vai trò và nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED.

4. Ảnh hưởng của FED khi tăng và giảm lãi suất

Hiểu được rằng mọi sự thay đổi trong chính sách lãi suất FED đều sẽ có những tác động mạnh mẽ không chỉ lên nước Mỹ mà còn lên thị trường tài chính toàn cầu. Vậy, dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về việc nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi FED tăng hoặc giảm lãi suất nhé! 

a. Nền kinh tế ảnh hưởng thế nào khi FED tăng lãi suất?

FED tăng lãi suất và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế nước Mỹ:

Trong mọi lần FED tăng lãi suất trước đây, nó đều gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Thậm chí, nhiều trường hợp sự tăng lãi suất này còn ảnh hưởng đến việc phục hồi và suy thoái của Hoa Kỳ.

Chẳng hạn, khi lãi suất FED tăng, chi phí trả nợ tín dụng, nợ đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tăng. Người dân khi này buộc phải tập trung làm việc để hoàn thành các khoản nợ trước khi nó tiếp tục tăng lên theo đà tăng lãi suất. Nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng giảm đi khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Bên cạnh đó, khi chính sách tăng lãi suất được đưa ra, tỷ giá đồng USD so với các đồng nội tệ khác sẽ bị kéo dãn. Điều này khiến các hoạt động xuất khẩu diễn ra khá thuận lợi. Song, việc nhập khẩu sẽ khó khăn hơn do tỷ giá đồng USD quá thấp.

Với thị trường đầu tư chứng khoán, lãi suất FED tăng khiến nhiều bộ phận các nhà đầu tư cảm thấy lo sợ về sự suy thoái. Điều này khiến họ bắt đầu tìm kiếm kênh đầu tư an toàn hơn để tránh mất tiền. Thậm chí chuyển việc đầu tư về lại nước Mỹ để hạn chế rủi ro.

FED tăng lãi suất và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước và Việt Nam:

Thông thường, việc FED tăng lãi suất sẽ kéo theo các ngân hàng Trung ương khác trên thế giới cũng tăng lãi suất theo. Tuy việc này xảy ra sẽ khiến chi phí vay nợ của các doanh nghiệp và cá nhân sẽ tăng lên. Nhưng, nó cũng sẽ giúp gia tăng khả năng hoàn thành các khoản nợ sớm hơn.

FED tăng khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm dần (Cầu giảm). Song, các doanh nghiệp khi này lại cần thúc đẩy các công việc kinh doanh để đảm bảo việc trả nợ (Cung tăng). Khi này, thị trường bắt đầu tăng trưởng chậm lại, nếu Chính phủ các nước không có phương pháp xử lý sớm, việc suy thoái chắc chắn sẽ xảy ra.

Với thị trường hàng hóa Việt Nam, việc FED tăng lãi suất sẽ khiến giá trị đồng USD tăng cao. Khi này, việc nhập khẩu mặt hàng mới sẽ không phải lựa chọn tốt nhất. Song, việc xuất khẩu cũng sẽ khó khăn hơn bởi nhu cầu về hàng hóa toàn cầu đang giảm mạnh. Điều tương tự xảy ra trên thị trường chứng khoán, việc Hoa Kỳ thắt chặt tài chính khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề.

b. Những tác động đến nền kinh tế khi FED hạ lãi suất

Việc FED hạ lãi suất chính là động thái nhằm bảo vệ cho nền kinh tế Hoa Kỳ tránh khỏi việc suy yếu trong một bối cảnh suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, các chính sách hạ lãi suất của FED cũng phần nào khiến nhu cầu thương mại trong nước suy giảm.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, việc FED hạ lãi suất phần nào sẽ làm giảm giá trị của đồng USD. Đây là một lợi thế lớn để Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và kiếm lời nhanh chóng.

5. Lãi suất của FED hiện nay

Ở thời điểm hiện tại của năm 2023, FED hiện đang ưu tiên việc giữ nguyên lãi suất FED trong thời gian sắp tới. Song tổ chức cũng thể hiện tình hình kinh tế Hoa Kỳ và tính nâng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2023. 

Đây là một tín hiệu không mấy tích cực so với thời điểm hiện tại, nó cho thấy rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn cần thêm một khoảng thời gian cụ thể nữa để thực sự hồi phục. Đặc biệt là sau khi cả thế giới vừa phải trải qua một thời kỳ dịch bệnh đầy kinh hoàng. Đồng thời, đối với riêng thị trường Hoa Kỳ, việc FED thắt chặt các chính sách về kinh tế trong tháng 7 và tháng 9 tới chính là cách để khắc phục việc giá cả lên cao trong suốt một thời gian dài trước đây.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo gần nhất, Chủ tịch của FED - Ông Fed. J. Powell cũng thể hiện rõ rằng: “FOMC vẫn chưa đưa ra quyết định cụ thể về việc có tiếp tục nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 hay không…”. 

Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp FED ngày 14/6.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED là gì. Mong rằng qua những thông tin trên chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời được các câu hỏi về việc “FED trong chứng khoán là gì” hay “ngân hàng FED là gì”,... Đây là một tổ chức tài chính có sức ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm hiện tại. Do đó, việc hiểu rõ về tổ chức này sẽ giúp bạn có thêm những sự nhạy cảm nhất định với xu hướng hoạt động của thị trường. Để biết thêm về những dự định sắp tới của lãi suất FED là gì, hãy tới The Brokers để đón đọc nhé!

Cùng chủ đề

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Vàng luôn là lựa chọn đầu tư an toàn và vững chắc, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đầu tư vào vàng, giúp tối ưu hóa hiệu quả và bảo vệ tài sản một cách tốt nhất.Các yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vàngĐể đạt được hiệu quả tối ưu khi đầu tư vào vàng, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.Xác định chiến lược đầu tư vàng đúng đắnTrước khi bắt đầu đầu tư, việc xác định chiến lược rõ ràng là rất quan trọng. Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư của mình:Là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn?Có phải bạn đang tìm kiếm sự bảo toàn tài sản hay lợi nhuận nhanh chóng?Việc có một kế hoạch đầu tư cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và tránh được những rủi ro không cần thiết.Chọn loại vàng phù hợpCó nhiều loại vàng để đầu tư, từ vàng miếng, vàng nhẫn đến vàng trang sức. Mỗi loại vàng có đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích đầu tư

25/09/2024
Lượt xem:

464

Ngày đăng:

11/07/2023 2:49 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer