Khám phá sự thật sàn FGMarkets lừa đảo hay uy tín

Một số luồng thông tin cho rằng sàn FGMarkets lừa đảo khách hàng. Thực tế điều này có đúng hay không? Liệu FGMarkets uy tín hay chỉ là trò lừa đảo môi giới nên tránh xa? Bài viết dưới đây sẽ giúp trader tìm hiểu tường tận hơn về vấn đề này!

Liệu FGMarkets lừa đảo hay môi giới uy tín?

1. Các phốt lừa đảo của sàn FGMarkets

Vấn đề sàn FGMarkets lừa đảo chủ yếu xuất phát từ một số phốt của người dùng trên những diễn đàn. Có thể điểm qua như sau:

Phốt 1: Nhân viên FGMarkets mời gọi đầu tư nhưng không thành, dẫn đến nghi ngờ sàn lừa đảo

Chia sẻ của người dùng có nick N.T.N.M về sàn FGMarkets:

Được nhân viên của FGMarkets gọi điện mời chào đầu tư chứng khoán Mỹ (có chia cổ tức). Tuy nhiên bạn M đã tìm hiểu qua cộng đồng và biết được sàn môi giới này không đáng tin. Do đó M quyết định sẽ không đầu tư vào broker này. 

Kết quả, M bị người (cho là nhân viên) sàn FGMarkets phàn nàn và tỏ thái độ bực bội. Quá bức xúc nên M đã lên bài phản ánh FGMarkets lừa đảo và xin ý kiến tư vấn thêm từ anh em trader. 

Đồng tình với M về vấn đề này, người dùng có nick nghialong cũng phản ánh về FGMarkets. Anh cho biết cũng từng bị nhân viên sàn môi giới này gọi điện mời chào tương tự như thế. Nhưng may mắn là anh đã suy nghĩ lại và chưa nạp tiền đầu tư. 

Phốt 2: Cho rằng sàn FGMarkets lừa đảo vì được mời đầu tư “kèo thơm” nhưng quá…vội vàng

Một người dùng khác có nick Levuong1983 lại phản ánh FGMarkets lừa đảo vì câu dụ bằng…kèo quá thơm. Anh chia sẻ:

Mặc dù đã từ chối đầu tư nhưng anh Levuong1983 vẫn bị các nhân viên tự xưng là sàn FGMarkets tiếp tục gọi điện. Anh cảm thấy chiêu trò của sàn có vẻ đáng nghi ngờ và rất có thể sẽ nguy hiểm nếu rót vốn đầu tư. 

Dưới bình luận, người dùng có nick Dang Quang 83 cảm thấy may mắn vì kịp thời được cảnh báo:

Những bình luận, phản hồi tích cực về chất lượng của FGMarkets

Bên cạnh các phốt sàn, vẫn có không ít ý kiến đánh giá FGMarkets hoạt động chất lượng, an toàn. 

Người dùng có nick dthuyhoangql981 nhận xét nền tảng của FGMarkets mượt mà, nhân viên tốt:

Hay người dùng có nick N.Q.H cũng chú ý nhiều về nền tảng của sàn:

Người dùng có nick Cạc Râu cho rằng dịch vụ của FGMarkets ổn, có thể chấp nhận:

Nhìn chung, sàn FGMarkets vẫn có một số phốt lan truyền. Tuy nhiên, các phốt này chủ yếu từ người dùng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa giao dịch dày dặn. Hơn nữa, thông tin phốt sàn cũng không có căn cứ rõ ràng và bằng chứng xác thực. Do đó, không thể khẳng định sàn môi giới FGMarkets lừa đảo như lời đồn. 

2. FGMarkets có thực sự lừa đảo?

Đối với vấn đề này, trader cần phải tìm hiểu và khai thác thêm nhiều vấn đề xung quanh. Cụ thể một số thông tin cần được đánh giá là: 

Giấy phép hoạt động

FGMarkets được thành lập và hoạt động từ năm 2014 đến nay. Sàn có giấy phép quản lý giám sát cấp 2, được cấp từ:

  • Ủy ban Dịch vụ Tài chính Vanuatu (VFSC), theo số 17921
  • Ủy ban Tài chính Quần đảo Marshall (MFSA), theo số 91438

Nếu so với FCA, ASIC hay NFA, các giấy phép cấp 2 sẽ không có chất lượng sánh bằng. Tuy nhiên, cả VFSC và NFSA đều là những cơ quan uy tín và đảm bảo về chất lượng. Do đó, nếu FGMarkets lừa đảo thì chắc chắn đã bị cảnh báo từ những cơ quan này. 

Tài khoản giao dịch

Trên website của mình, FGMarkets cập nhật 3 loại tài sản giao dịch thực. Đó là:

  • Tài khoản Standard: các tiêu chuẩn cơ bản, hỗ trợ về kỹ thuật 24/5
  • Tài khoản Premium: hỗ trợ thêm trung tâm đào tạo và hội thảo online
  • Tài khoản loại VIP: hỗ trợ thêm chuyên gia tư vấn và phân tích đầu tư

Các loại tài khoản giao dịch của FGMarkets không quá đa dạng. Những điều kiện đưa ra cũng không thật sự hấp dẫn nhà đầu tư. Các tính năng và công cụ hỗ trợ chỉ được đánh giá ở mức trung bình. 

Các loại phí

FGMarkets công khai về các loại chi phí giao dịch. Nhìn chung, cả phí chênh lệch (spread) và phí rút tiền của nhà môi giới này đều khá cao. Cụ thể:

  • Phí chênh lệch: theo hình thức thả nổi, trung bình từ 1.7 pip - 3.7 pip (tùy tài sản)
  • Phí rút tiền: tùy theo ngân hàng liên kết, trung bình từ 35 USD - 50 USD

Các khoản phí hoa hồng và phí hoán đổi qua đêm không được cung cấp thông tin. Đối với phí ẩn hay phụ phí, FGMarkets có thể tính tùy vào loại tài khoản mà trader lựa chọn. 

Phí rút tiền cao là một phần nguyên nhân khiến lời đồn FGMarkets lừa đảo

Chăm sóc khách hàng 

Việc FGMarkets lừa đảo một phần có thể xuất phát do dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn. Vì sao lại như thế? 

FGMarkets cho biết dịch vụ khách hàng được hỗ trợ 24/5. Tuy nhiên, không ít tarder khi liên hệ hỗ trợ lại không nhận được sự hồi đáp thỏa đáng. 

Thêm vào đó, các hình thức liên hệ của nhà môi giới này cũng không đa dạng. Số hotline tổng đài thường xuyên báo bận hoặc không có nhân viên tư vấn ngay. Đối với trader Việt, dịch vụ khách hàng cũng không có tùy chọn bằng tiếng Việt. 

Vậy, sàn FGMarkets lừa đảo có thật không?

Với những gì tìm hiểu và đánh giá cho thấy, FGMarkets cơ bản đáp ứng điều kiện môi giới cho khách hàng. Không có bằng chứng xác thực để khẳng định broker này lừa đảo. 

Tuy nhiên, FGMarkets vẫn chưa đạt được chất lượng hoàn hảo cả về môi giới và dịch vụ khách hàng. Vì vậy, các trader nên cân nhắc khi quyết định đầu tư vào sàn môi giới này. 

3. Kết luận

Chuyện FGMarkets lừa đảo là không đúng như một số thông tin lan truyền thiếu xác thực. Nhưng sàn môi giới này lại chưa đủ độ uy tín để đầu tư hiệu quả. Thế nên, trader cần chú ý đánh giá chi tiết về mức độ phù hợp cho mình. Chỉ nên lựa chọn các thương hiệu uy tín và thật sự phải đảm bảo giao dịch chuyên nghiệp, chất lượng cao. 


 

TraderHub

Cùng chủ đề

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Activax đang dần khẳng định tên tuổi của mình giữa vô số sàn môi giới lừa đảo. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cáo buộc rằng Activax **scam** người dùng. Vậy liệu những cáo buộc này có thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để làm sáng tỏ vấn đề.Giấy tờ pháp lý được chấp nhận của sàn tài chính uy tínTrên thị trường hiện nay có nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, nhưng không phải sàn nào cũng sở hữu giấy phép pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Dưới đây là một số loại giấy phép quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc xác minh uy tín của các sàn:1. Giấy phép FSCA: Cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nam Phi, FSCA là cơ quan quản lý hàng đầu tại Nam Phi. Họ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính như quản lý tài sản, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả.2. Giấy phép FCA: Được cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh, FCA có vai trò

04/09/2024
Lượt xem:

773

Ngày đăng:

11/05/2023 4:04 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer