Gap là gì? Ý nghĩa của Gaps trong giao dịch chứng khoán

Dù là một Trader lâu năm hay chỉ mới bước vào thị trường, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất 1 lần bắt gặp các khoảng trống (GAP) ở giữa các nến giao dịch. Nhưng liệu bạn đã bao giờ thắc mắc ý nghĩa của các khoảng GAP là gì, nhà đầu tư cần lưu ý những gì khi giao dịch với GAP? Nếu đây là vấn đề bạn đang quan tâm, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. GAP là gì?

GAP là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc giữa 2 cây nến liên kề nhau. Hiện tượng này xảy ra do sau khi mở cửa phiên giao dịch, giá không nối tiếp bước giá của hôm trước mà nhảy lên hoặc xuống. Điều này tạo lên một khoảng trống lớn (GAP).

 

Trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa của một phiên giao dịch sẽ trực tiếp là giá mở cửa của phiên giao dịch tiếp theo. Bạn có thể tham khảo hiện tượng GAP rõ hơn trên biểu đồ nến Nhật.

GAP trong chứng khoán là các khoảng trống ở giữa 2 phiên giao dịch hoặc 2 cây nến Nhật.

Trên thị trường chứng khoán, các Trader thường gặp 2 loại GAP chính là GAP tăng và GAP giảm.

  • GAP tăng giá (GAP Up): Hiện tượng này xảy ra khi giá mở cửa của phiên này đột nhiên cao hơn so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
  • GAP giảm giá (GAP Down): GAP giảm giá xảy ra khi giá mở cửa của phiên giao dịch này đột nhiên hạ xuống thấp hơn so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước.

GAP Down và GAP Up trong chứng khoán - GAP chứng khoán là gì?

2. Đặc điểm của GAP

  • Các khoảng trống GAP xuất hiện tại những vùng có mức kháng cự hoặc hỗ trợ rất mạnh mẽ. Theo đó, mục đích của các khoảng GAP này là kiểm tra lại một xu hướng giá trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.
  • Các khoảng GAP xuất hiện ở các khu vực mô hình giá thường hoàn thành hoặc lấp đầy mô hình đó.
  • Phần lớn các khoảng trống (GAP) trên thị trường xuất hiện do sự tác động từ các tin tức về kinh tế, các tin chính trị mới. Bởi, sự ảnh của của các tin tức này lên tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư là rất lớn. Nó khiến các Trader vội vàng thực hiện nhiều giao dịch mua - bán với số lượng đột biến. Điều này gây sự chênh lệch giá lớn và tạo ra các khoảng trống giao dịch.
  • Các khoảng trống về giá (GAP) có được xem là một chỉ báo xu hướng trong một số trường hợp. Nó chỉ ra sự bắt đầu hoặc đảo chiều một xu hướng sau khi kiểm tra lại giá.

GAP chứng khoán xuất hiện tại các vùng có mức kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh mẽ.

3. Ý nghĩa của GAP trong đầu tư chứng khoán là gì?

Các tín hiệu GAP đưa ra cho phép nhà đầu tư xác định và đánh giá một xu hướng về giá. Từ đó, bạn có thể tối ưu các kế hoạch giao dịch tiếp theo sao cho phù hợp nhất.

 

Tuy nhiên, Trader cần phải nhớ GAP không phải là một chỉ báo chứng khoán tuyệt đối mà chỉ mang tính xác suất. Tín hiệu từ GAP cần kết hợp thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tối ưu sự chính xác trước khi dùng để xác định giao dịch. Việc kết hợp nhiều chỉ báo này đồng thời liên quan mật thiết tới kết quả phân tích xu hướng thị trường. Một số chỉ báo phân tích mà bạn có thể sử dụng bổ sung cho GAP là: đường MA, RSI, MACD,...

GAP chứng khoán chỉ mang tính xác suất nên cần kết hợp các chỉ báo phân tích khác nhằm tối ưu kết quả.

4. App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Các Trader mới gia nhập hoặc đang tìm hiểu thị trường có thể tham khảo và sử dụng thêm một số ứng dụng phân tích, đầu tư chứng khoán uy tín để tối ưu chiến lược giao dịch. Ví dụ như: VNDIRECT, VPS Smart Easy, Finhay, SmartOne, EzMobileTrading, Stockbook,...

5. Lấp GAP là gì?

Lấp GAP chứng khoán là thời điểm mà mức giá trên thị trường đã được kéo lại bằng với mức giá trước khi GAP xuất hiện. 
 

Bạn có thể hình dung cụ thể hơn về sự lấp GAP thông qua nguyên lý hoạt động của thị trường như sau: Những sự tăng vọt hoặc suy giảm đột biến về giá thị trường thường gây ra nhiều khoảng trống lớn. Đây là các khoảng trống thị trường cần điều chỉnh và lấp đầy. Khi đó, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ xuất hiện nhằm kiểm tra lại xu hướng giá thị trường. Điều này sẽ quyết định thị xu hướng tiếp diễn là tiếp tục duy trì hay đổi chiều.


 

Sự lấp GAP xảy ra khi:

  • Thị trường có khối lượng giao dịch tăng đột biến, các giao dịch mua/ bán khổng lồ tạo ra các khoảng GAP lớn. Khi này, thị trường sẽ có sự điều chỉnh.
  • Thời điểm giá cổ phiếu tăng hoặc giảm quá mạnh mẽ, thị trường sẽ retest để giá có thể quay lại về vùng kháng cự hoặc hỗ trợ trước khi tiếp tục hoặc đảo ngược xu hướng. Sự retest được thực hiện để kiểm tra lại giá.

Giá thị trường được kéo lại bằng với mức trước khi xuất hiện GAP.

6. Các loại GAP trong chứng khoán

Có 5 mô hình GAP chính trong chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể tham khảo và nhận diện.

a. GAP phổ biến (Common GAP)

GAP phổ biến (Common GAP) là khoảng trống GAP phổ thông và thường thấy nhất. Common GAP xảy ra khi giá cổ phiếu đi ngang (Sideway) và có sự biến động trong phạm vi khá nhỏ. 


 

Thông thường, khoảng trống về giá được tạo ra bởi Common GAP sẽ được lấp đầy ngay sau khi hình thành. Tín hiệu của Common GAP đưa ra khá yếu nên không được chú trọng và tối ưu để phân tích thị trường.

Common GAP xảy ra khi giá cổ phiếu đi ngang hoặc có phạm vi biến động rất nhỏ.

b. GAP đột phá (Breakaway GAP)

GAP đột phá (Breakaway GAP) là khoảng trống xuất hiện khi giá phá vỡ khỏi vùng giao dịch ổn định và đánh dấu một xu hướng mới. Thông thường, khi GAP phá vỡ xuất hiện, thị trường có thể đi ngang hoặc đột ngột vào xu hướng tăng rồi đột ngột suy giảm mạnh.


 

Khoảng trống về giá phá vỡ đi kèm với một khối lượng giao dịch khổng lồ. Điều này dễ gây lên một sự chuyển hướng mạnh mẽ của thị trường. Khi này, điểm giá Breakaway sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới nếu giá đi lên. Ngược lại, trường hợp giá đi xuống, điểm Breakaway sẽ thành ngưỡng kháng cự.

GAP phá vỡ khỏi vùng giao dịch ổn định và đánh dấu một xu hướng mới. 

c. GAP tiếp diễn (Runaway GAP)

GAP tiếp diễn (Runaway GAP) xuất hiện khi xu hướng giá của thị trường đã được hình thành rõ rệt trước đó. Theo đó, thay vì xuất hiện để lấp lại khoảng trống về giá, Runaway GAP sẽ tiếp tục diễn biến của thị trường hiện tại. 


 

Khi này, tâm lý của các Trader quá bi quan hoặc phấn khích để đưa ra các phương án đầu tư sáng suốt. Ví dụ trong một xu hướng tăng rõ rệt, các giao dịch đầu tư được thực hiện với khối lượng tăng liên tục so với giao dịch trước đó bởi tâm lý quá phấn khích của Trader. Điều này khiến giá mở cửa liên tục tăng hơn so với giá đóng cửa của phiên giao dịch phía trước. Khoảng trống (GAP) được tạo thành và xu hướng sau sẽ tiếp diễn xu hướng trước. Điều này diễn ra ngược lại khi thị trường ở xu hướng suy giảm. 


 

Tuy nhiên, xu hướng diễn ra sau Runaway GAP sẽ tiếp diễn so với xu hướng trước đó thay vì xuất hiện để lấp đầy khoảng trống về giá.

Runaway GAP - Khoảng trống về giá được tạo ra khi Trader quá phấn khích với xu hướng của thị trường.

d. GAP kiệt sức (Exhaustion GAP)

GAP kiệt sức (Exhaustion GAP) là khoảng trống về giá xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng/ giảm của thị trường. Khoảng trống này xuất hiện sau khi đỉnh (đáy) mới được hình thành sau một xu hướng dài hạn trước đó. 


 

Exhaustion GAP là dấu hiệu kết thúc của một xu hướng tăng/ giảm dài hạn trước đó. Thông thường, khoảng GAP này sẽ được lấp đầy sau một thời gian xuất hiện. Giá cổ phiếu được kéo về bằng với mức cũ và bắt đầu một xu hướng mới. 

Exhaustion GAP là khoảng trống xuất hiện ở cuối một xu hướng dài hạn và chuẩn bị kết thúc.

e. GAP hòn đảo ngược (Island Reversal)

GAP hòn đảo ngược (Island Reversal), là mô hình GAP gồm 2 khoảng trống giao dịch. Trong đó, khoảng GAP đầu tiên sẽ xuất hiện và tiếp diễn với một xu hướng Sideway. Khoảng GAP thứ 2 xuất hiện sẽ đảo ngược với khoảng GAP đầu tiên, và thay vì tiếp tục xu hướng, nó sẽ đi thẳng theo hướng của nến. 


 

GAP hòn đảo ngược xuất hiện là một sự kiện rất khó nhằn với các nhà đầu tư. Nó khiến nhiều nhà giao dịch rơi vào tình trạng mắc kẹt. Bởi, khi này thị trường sẽ tiếp tục giảm sâu khiến nhiều cổ phiếu không thể bán tháo kịp thời.

GAP hòn đảo ngược khiến Trader bị mắc kẹt khi không thể bán tháo cổ phiếu kịp thời.

7. NĐT cần lưu ý gì khi giao dịch với GAP?

Các mô hình GAP xuất hiện trên thị trường có thể là do sự ảnh hưởng của rất nhiều lý do. Một vài khoảng GAP có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều hoặc xu hướng tăng giảm mạnh mẽ sau đó, hoặc không. Vì vậy, dưới đây là một số lưu ý dành cho các nhà đầu tư khi giao dịch với GAP.

  • Quan sát khối lượng và kết hợp thêm các chỉ báo đường MA, RSI, MACD khi giao dịch với GAP. Các chỉ báo này góp phần làm rõ tín hiệu của GAP và giúp nhà đầu tư đưa ra phương án giao dịch tối ưu hơn.
  • GAP tiếp diễn dễ bị nhầm lẫn với GAP suy kiệt. Trader cần chú ý đến khối lượng giao dịch trên thị trường để phân biệt 2 loại GAP này. GAP tiếp diễn thường có khối lượng giao dịch trung bình hoặc nhỏ. GAP suy kiệt thường có khối lượng giao dịch lớn.
  • Hạn chế dựa trên khoảng GAP để tìm điểm vào lệnh. Do không phải lúc nào GAP cũng được lấp đầy.

8. Tổng kết

Trên đây là bài viết giới thiệu về GAP là gì trong chứng khoán và những lưu ý dành cho Trader khi giao dịch với GAP. Mong rằng các thông tin trên đây có thể giúp bạn đưa ra những phương án đầu tư an toàn và hiệu quả hơn. Nếu thấy bài viết có ích, đừng quên theo dõi The Brokers để đón đọc những kiến thức đầu tư hữu ích nhé!


 

Cùng chủ đề

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Vàng luôn là lựa chọn đầu tư an toàn và vững chắc, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đầu tư vào vàng, giúp tối ưu hóa hiệu quả và bảo vệ tài sản một cách tốt nhất.Các yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vàngĐể đạt được hiệu quả tối ưu khi đầu tư vào vàng, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.Xác định chiến lược đầu tư vàng đúng đắnTrước khi bắt đầu đầu tư, việc xác định chiến lược rõ ràng là rất quan trọng. Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư của mình:Là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn?Có phải bạn đang tìm kiếm sự bảo toàn tài sản hay lợi nhuận nhanh chóng?Việc có một kế hoạch đầu tư cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và tránh được những rủi ro không cần thiết.Chọn loại vàng phù hợpCó nhiều loại vàng để đầu tư, từ vàng miếng, vàng nhẫn đến vàng trang sức. Mỗi loại vàng có đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích đầu tư

25/09/2024
Lượt xem:

6,353

Ngày đăng:

04/10/2022 4:28 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer