Giấy phép CFTC là gì? Vai trò quan trọng của giấy phép CFTC

Với mục tiêu đảm bảo sự minh bạch, công bằng và an toàn cho các giao dịch trên thị trường hàng hóa tương lai, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai - CFTC đã được thành lập. Vậy bạn đã biết CFTC là gì? Vai trò, cấu trúc của CFTC như thế nào? Nếu chưa, hãy cùng The Brokers tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy phép CFTC - Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai

CFTC có tên gọi đầy đủ là Commodity Futures Trading Commission - Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai. Đây là cơ quan quản lý liên bang độc lập thuộc Chính phủ Hoa Kỳ, được thành lập bởi Commodity Futures Trading Commission Act of 1974 - Đạo luật Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai năm 1974 (PL 93-463). 

CFTC ra đời vào những năm 1960 - 1970, khi mà thị trường hàng hóa tương lai tại Hoa Kỳ bắt đầu có sự phát triển vượt bậc. Mặc dù trước đó, thị trường này cũng từng phát triển mạnh nhưng bị lãng quên do sự thiếu chặt chẽ trong quản lý, khiến tình trạng lừa đảo, gian lận xảy ra thường xuyên. 

Thế nên, CFTC được thành lập với vai trò quản lý thị trường phái sinh Hoa Kỳ, gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi và một số quyền chọn. Qua đó giúp đảm bảo các hoạt động giao dịch trên thị trường hàng hóa tương lai trở nên minh bạch, công bằng và tuân thủ luật pháp.

Thông tin chi tiết về CFTC - Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai:

  • Ngày thành lập: 23/10/1974
  • Cơ quan tiền nhiệm: Cơ quan trao đổi hàng hóa
  • Trụ sở chính: 1155 Đường 21, Tây Bắc, Washington, DC
  • Chủ tịch: Rostin Behnam
  • Website: www .cftc .gov 
  • Mục tiêu hoạt động: Quản lý thị trường phái sinh tại Hoa Kỳ, bao gồm hợp đồng tương lai, hoán đổi và quyền chọn.

CFTC có tên gọi đầy đủ là Commodity Futures Trading Commission - Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai

Mục đích và vai trò của CFTC

Mục đích 

  • CFTC có nhiệm vụ nâng cao tính toàn vẹn, khả năng phục hồi và đa dạng trên thị trường phái sinh tại Hoa Kỳ.
  • Kiểm tra các hành vi lạm dụng thương mại, bảo vệ các nhà đầu tư tránh khỏi những vụ lừa đảo, gian lận và thao túng trên thị trường phái sinh.
  • Giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro của thị trường kỳ hạn và hoán đổi, qua đó giúp bảo vệ nền kinh tế và những nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Vai trò

  • CFTC giữ vai trò quản lý và giám sát hoạt động thương mại của các sàn giao dịch hàng hóa tương lai, đưa ra quy định và điều kiện vận hành đối với các sàn trên thị trường.
  • Đảm bảo các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên thị trường luôn tuân thủ quy định về giao dịch hàng hóa tương lai và các sản phẩm tài chính của CFTC.
  • Tiến hành trừng phạt đối với các hành vi gian lận, lừa đảo và lạm dụng trên thị trường.
  • Cung cấp thông tin cần thiết, cũng như tư vấn, hỗ trợ công chúng về những vấn đề liên quan đến thị trường hàng hóa tương lai và các sản phẩm tài chính.
  • Hợp tác với các cơ quan quản lý khác để đảm bảo thị trường hàng hóa tương lai hoạt động hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và các bên liên quan.
  • Thúc đẩy các chính sách tài chính hiệu quả, bao gồm cả việc đề xuất các quy định và chính sách mới trên thị trường.
  • Luôn giám sát và đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động của các tổ chức tài chính tại bang New York.

CFTC có vai trò quản lý và giám sát hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa tương lai

Cấu trúc và các thành phần chính của CFTC

Về cấu trúc

CFTC gồm có 5 ủy ban, ủy viên đứng đầu mỗi ủy ban sẽ do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Hoạt động của 5 ủy ban này sẽ tập trung vào các lĩnh vực là nông nghiệp, thị trường toàn cầu, năng lượng - môi trường, công nghệ và sự hợp tác giữa CFTC - SEC.

Về các thành phần chính

CFTC được phân cấp từ chủ tịch xuống các phòng ban, bao gồm:

  • Chủ tịch: Người đứng đầu cơ quan CFTC, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Thượng viện. Nhiệm vụ của chủ tịch là lãnh đạo  CFTC và thực hiện các chính sách do Hội đồng quyết định. Hiện nay, Rostin Behnam đang là chủ tịch đương nhiệm của CFTC.
  • Hội đồng CFTC: Đây là cơ quan có quyền quyết định chính của CFTC, gồm 5 thành viên được bổ nhiệm bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Thượng viện. Hội đồng này sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách và giám sát hoạt động của CFTC.
  • Phòng Tài chính: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai và luôn đảm bảo tính toàn vẹn tài chính, minh bạch và công bằng của thị trường.
  • Phòng Pháp lý: Đưa ra luật pháp và chính sách của CFTC.
  • Phòng Giám sát: Theo dõi và đảm bảo các hoạt động giao dịch trên thị trường luôn tuân thủ quy định mà CFTC đưa ra.
  • Phòng hỗ trợ công chúng: Cung cấp các thông tin của thị trường tương lai và hợp đồng phái sinh.
  • Quỹ phúc lợi CFTC: Quỹ được tài trợ bởi CFTC và những khoản phí thu từ các nhà giao dịch. Quỹ phúc lợi CFTC sẽ hỗ trợ cho những người bị lừa đảo bởi hoạt động giao dịch bất hợp pháp.

Chủ tịch Rostin Behnam là người đứng đầu, giữ chức vụ cao nhất trong CFTC

Hành vi vi phạm quy định của CFTC

  • Gian lận: Bao gồm việc xúi giục lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng, báo cáo tài chính thiếu sót, sai lệch khi xử lý tiền của khách hàng.
  • Thao túng thị trường và các hoạt động giao dịch gây rối, bất hợp pháp.
  • Vi phạm hành nghề thương mại khi có hoạt động bán hàng giả, giao dịch và trao đổi không cạnh tranh, vi phạm giới hạn vị thế,...

FAQ

CFTC được tài trợ như thế nào?

CFTC có nguồn tài trợ từ Chính phủ liên bang Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cho rằng nguồn kinh phí hỗ trợ mà CFTC nhận được không đủ cho hoạt động. CFTC đã yêu cầu Quốc hội cấp thêm 394 triệu USD cho năm tài chính 2022.

Ai phải đăng ký với CFTC?

Bất kỳ trung gian, tổ chức nào thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai, hóan đổi và quyền chọn đều phải đăng ký với CFTC. Cụ thể, những đối tượng này bao gồm các nhà điều hành, cố vấn, các nhà kinh doanh, môi giới và các đại lý hoán đổi.

Bất kỳ trung gian, tổ chức nào thực hiện giao dịch trên thị trường phái sinh Hoa Kỳ đều phải đăng ký với CFTC

Nhìn chung thì các loại giấy phép, bao gồm cả CFTC đều có mục tiêu là bảo đảm sự minh bạch của các Broker trên thị trường, ngăn chặn các hành vi thao túng, gian lận, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Hy vọng những chia sẻ của bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ CFTC - Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai là gì. Theo dõi website của TheBrokers để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!


 

Cùng chủ đề

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

eToro vs XTB là hai sàn giao dịch phổ biến và được nhiều người biết tới trong giao dịch forex trực tuyến. Cả hai sàn này đều được nhiều Trader tin tưởng và đánh giá cao nhờ các lợi thế về cơ sở pháp rõ ràng, nền tảng mạnh mẽ,...Tuy nhiên mỗi sàn sẽ có những đặc điểm nổi bật và điểm hạn chế riêng. Vậy nên giữa sàn eToro và XTB thì Trader nên chọn sàn nào? Hãy cùng The Brokers so sánh sàn eToro vs XTB chi tiết trong bài viết dưới đây!Giới thiệu tổng quan về sàn Etoro và XTBSàn eToroeToro đứng đầu trong danh sách các nền tảng giao dịch đa tài sản, mang đến một trải nghiệm người dùng độc đáo. Với hàng ngàn sản phẩm đầu tư phổ biến như chỉ số, tiền điện tử, và kim loại, eToro đã khẳng định vị thế của mình từ khi ra mắt vào năm 2007. Nền tảng này không chỉ là một lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư mà còn là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều sàn môi giới khác nhờ vào chi phí giao dịch cạnh tranh, tính năng tích hợp trò chuyện cộng đồng, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho nh

23/04/2024
Lượt xem:

566

Ngày đăng:

02/02/2024 4:53 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer