Hedging Forex là gì? Các chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong chứng khoán

Hedging Forex được biết là một chiến lược phòng ngừa rủi ro cơ bản khi đầu tư chứng khoán. Song, thực tế không có nhiều Trader hiểu được về bản chất hay cách ứng dụng chiến lược Hedging là gì. Nếu đây cũng là vấn đề mà bạn đang quan tâm, hãy cùng The Brokers theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Hedging là gì

Hedging là các chiến lược bảo vệ giá, bảo vệ danh mục đầu tư và hạn chế rủi ro thua lỗ khi thị trường có diễn biến xấu. Chiến lược Hedging giúp các nhà đầu tư đảm bảo được mức lợi nhuận như kỳ vọng.

Cụ thể hơn, trong thị trường chứng khoán, chiến lược Hedging yêu cầu Trader mở những vị thế đảo nghịch với vị thế hiện tại. Nhờ đó, kể cả khi thị trường có diễn biến ngược lại với kỳ vọng ban đầu của Trader. Hai vị thế đối lập vẫn có thể giúp nhà đầu tư xoay sở để tạo lợi nhuận và cân bằng rủi ro thua lỗ.

Tùy theo những chiến lược đầu tư mà Trader có thể sử dụng chiến lược Hedging dưới các dạng khác nhau.

Chiến lược phòng ngừa rủi ro Hedging yêu cầu mở 2 vị thế đối lập với nhau. - Hedging nghĩa là gì?

 

Ví dụ:

Với cùng một cặp tiền tệ USD/JPY, bạn có thể thực hiện đồng thời 2 lệnh mua và bán với cùng khối lượng. Điều này giúp bạn bảo vệ được vị thế của mình kể cả khi thị trường tiếp diễn hay đảo chiều trong xu hướng tiếp theo.

Bởi, bản chất thị trường luôn tồn tại đồng thời và có giá nghiêng về 1 trong 2 bên mua hoặc bán. Bằng cách sở hữu cả 2 vị thế này, nhà đầu tư có thể giới hạn mức độ rủi ro khi đầu tư.

2. Ứng dụng Hedge

Forex Hedging là chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả và có thể ứng dụng trên nhiều thị trường giao dịch hay đầu tư. Tuy nhiên ở dưới đây, chúng ta sẽ tập trung hơn vào cách ứng dụng Hedge vào thị trường Forex và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ứng dụng chiến lược Hedging vào thị trường Forex và chứng khoán Việt Nam.

a. Vào thị trường Forex

Forex Hedge có thể được biết đến là một phương pháp tối ưu và phòng ngừa rủi ro rất tốt. Tuy nhiên, với các hoạt động trên thị trường ngoại hối, việc sở hữu cùng lúc 2 vị thế giao dịch có nghĩa là nhà đầu tư cần bỏ ra khoản chi phí gấp đôi so với việc chỉ hoạt động trên 1 vị thế. Vậy nên, Hedging Forex thường chỉ phù hợp với các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm, hoặc nhà đầu tư hoạt động với các giao dịch có khối lượng lớn. Theo đó, ta có 3 cách để áp dụng Hedging trong thị trường ngoại hối.

  • Sử dụng Hedging như một công cụ bảo vệ ngắn hạn. Trong các trường hợp thị trường có biến động xấu hay khó xác định xu hướng, Trader nên mở các vị thế theo chiến lược Hedging. Khi này, bạn có thể phòng ngừa rủi ro thua lỗ khi thị trường đột biến. Đặc biệt là sự đột biến do các tin tức kinh tế hay sự kiện chính trị lớn.
  • Sử dụng Hedging trong những ván chơi lớn. Trong nhiều trường hợp trader sử dụng Hedging để bảo vệ quan điểm của bản thân. Ví dụ, bạn có tính toán và dự đoán thị trường chắc chắn sẽ đi vào xu hướng tăng. Tuy nhiên, các dấu hiệu hiện tại lại nghiêng dần sang một xu hướng Sideway mới. Khi này Trader có thể mở 2 vị thế cùng lúc để bảo vệ danh mục đầu tư mà vẫn quản lý được mức độ rủi ro.
  • Sử dụng Hedging để gồng lỗ. Trong những trường hợp nhà đầu tư đang bị thua lỗ quá nhiều. Bạn có thể coi Hedging làm phương án gồng lỗ tạm thời cho đến khi thị trường ổn định. Theo đó, hai vị thế đối lập được cân bằng giúp tạo các giao dịch có lời nhỏ. Đây là khoản lời giúp Trader ổn định tinh thần và giao dịch tối ưu hơn ở lượt sau.

Ứng dụng chiến lược Hedging vào thị trường forex.

b. Vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Ứng dụng chiến lược Hedging với hợp đồng Tương Lai và hợp đồng Quyền Chọn trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ví dụ:

Ông A đang sở hữu 1000 cổ phiếu Bid với giá hiện tại là 60.000 vnd/cp. Tuy nhiên, thời điểm này tại năm 2023 là thời điểm thị trường có nhiều biến động. Với nỗi lo sự biến động này có thể khiến cổ phiếu mất giá trong tương lai. Ông A quyết định sử dụng hợp đồng quyền chọn để quản lý rủi ro.

Cụ thể ông A sẽ thực hiện việc này như sau: Bước đầu, ông A thực hiện mua 1 quyền chọn bán 1000 cổ phiếu Bid. Mức giá bán trên hợp đồng là 55.000 vnd/cp. Phí quyền chọn là 3.000 vnd/cp. Khi này sẽ có 2 trường hợp xảy ra vào ngày đáo hạn. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1 (Giá cổ phiếu giảm): Trong trường hợp giá cổ phiếu giảm như dự đoán, cụ thể giá cổ phiếu giảm xuống 40.000 vnd/cp. Khi đó, ông A có thể thực hiện quyền chọn bán của mình. Vi hợp đồng quyền chọn, thay vì chịu lỗ là 20.000 vnd/cp, ông A chỉ phải chịu lỗ 5.000/cp (60.000 - 55.000 = 5.000). Như vậy, ông A đã giảm thiểu khối lượng tiền rủi ro của mình.
  • Trường hợp 2 (Giá cổ phiếu tăng): Trường hợp giá cổ phiếu tăng không như dự đoán. Cụ thể cổ phiếu tăng lên 70.000 vnd/cp. Ông A có thể không lựa chọn quyền chọn bán của hợp đồng trước đó. Sau đó, do giá cổ phiếu đã tăng, ông có thể bán khống cổ phiếu để thu lời.

Như vậy, thay vì phải chịu hoàn toàn rủi ro chịu lỗ 20.000 vnd/cp. Ông A đã sử dụng hợp đồng quyền chọn để hạn mức rủi ro xuống 5.000 vnd/cp.

Ứng dụng chiến lược Hedging để phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng quyền chọn.

3. Chiến lược phòng ngừa rủi ro trong forex

Như bạn có thể thấy, bản chất của chiến lược Hedging là vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, trên mỗi thị trường mà Trader có thể sáng tạo các chiến lược Hedging khác nhau. Theo đó, dưới đây sẽ là 3 chiến lược Hedging phổ biến nhất trong Forex.

a. Chiến lược Hedging trực tiếp

Theo đúng với bản chất, chiến lược Hedging trực tiếp yêu cầu Trader cùng lúc mở 2 vị thế mua/ bán đối lập trên cùng một cặp tiền. Điều kiện là cả hai vị thế này sẽ có khối lượng, mức giá mở cửa giống nhau. Và cùng được thực hiện trên 1 thị trường.

Do dễ thực hiện, chiến lược Hedging trực tiếp thường không thể đem lại mức lợi nhuận lớn. Hedging trực tiếp cũng yêu cầu Trader trực tiếp kiểm soát cả 2 vị thế liên tục. Điều này nhằm giúp họ đưa ra các phương án và đóng lệnh kịp thời để chốt lời. Tuy mức lợi nhuận thường không đáng kể, nhưng đây sẽ là khoảng lời đủ để Trader giao dịch ổn định trong một thời gian dài.

Ví dụ:

Trader đặt 2 vị thế mua và bán đồng thời trên cặp tiền USD/EUR. Khối lượng giao dịch mà mức giá mở cửa là bằng nhau. Hai vị thế này giúp người chơi dễ kiểm soát, hạn chế tỷ lệ thua lỗ khi đầu tư. Ví dụ, phiên giao dịch tiếp theo, thị trường đi lên, giá cặp tiền tệ tăng. Nhà đầu tư có thể xem xét đóng lệnh mua trước đó để duy trì lệnh bán và chốt lời. Điều này xảy ra tương tự trong trường hợp thị trường đi xuống.

Chiến lược giao dịch Hedging trực tiếp bằng cách mở 2 vị thế đối lập đồng thời.

b. Hedging bằng các cặp tiền liên quan

Chiến lược Hedging này được thực hiện để “làm rào chắn” cho cặp tiền mà bạn muốn bảo vệ.

Xác định cặp tiền tệ mà bạn muốn bảo vệ. Sau đó lựa chọn cặp tiền tệ có mức tương quan chặt chẽ với cặp tiền muốn giao dịch. Trong trường hợp, 2 cặp tiền tệ cùng chiều, Trader cần mở hai lệnh đối lập nhau. Ngược lại, nếu là 2 cặp tiền tệ ngược chiều, Trader mở 2 vị thế cùng chiều.

Bạn có thể dựa trên công cụ Correlation để xác định sự tương quan của các cặp tiền tệ trong chứng khoán.

Mở 2 vị thế dựa trên sự tương quan của 2 cặp tiền nhằm phòng tránh rủi ro.

c. Hedging sử dụng hợp đồng quyền chọn

Tương tự như cách sử dụng hợp đồng quyền chọn để quản lý rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong forex, Trader có thể kêu gọi mua bán với hợp đồng quyền chọn như sau:

  • Mở lệnh BUY trên một cặp tiền tệ. Khi này, nhà đầu tư thực hiện Hedging bằng vị thế “mua quyền chọn bán” hoặc “bán quyền chọn mua”.
  • Mở lệnh SELL trên một cặp tiền tệ. Khi này, nhà đầu tư thực hiện Hedging bằng vị thế “mua quyền chọn mua” hoặc “bán quyền chọn bán”.

Ví dụ:

Trader đầu tư 1 cặp tiền tệ USD/EUR với giá là 2.5000. Tuy nhiên, đây là thời điểm thị trường rất bất ổn, Trader lo ngại giá có thể suy thoái. Do vậy, nhà đầu tư quyết định mua hợp đồng quyền chọn bán cặp tiền với giá 2.2500. Theo đó, ta có 2 kịch bản trong tương lai.

  • Giá cặp tiền tăng, nhà đầu tư có thể chốt lời và loại bỏ hợp đồng chọn bán.
  • Giá cặp tiền giảm mạnh xuống dưới cả mức trên hợp đồng là 2.2500. Nhà đầu tư khi này cần bán vị thế để cắt lỗ. Điều đặc biệt trong trường hợp này là, cho dù giá cặp tiền có giảm xuống bằng 0, nhà đầu tư vẫn có thể bán cặp tiền với giá là 2.2500.

Chiến lược Hedging sử dụng hợp đồng quyền chọn để quản lý rủi ro đầu tư.

4. Lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging

Hedging là một chiến lược hiệu quả để giúp Trader hạn chế rủi ro thua lỗ. Tuy nhiên, để vận dùng nó, nhà đầu tư cũng cần sở hữu khối lượng kiến thức và kinh nghiệm giao dịch nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện Hedging in Forex.

  • Sự gia tăng của khoản phí mở lệnh và các phí duy trì. Hoạt động đồng thời trên 2 vị thế nên Trader cần trả tiền để giữ 2 vị thế đó hoạt động. Các khoản này có thể rất nhỏ, hoặc rất lớn tùy theo khối lượng của giao dịch. Tuy nhiên, bạn nên tính kỹ các khoản phí này để đặt mục tiêu lợi nhuận rõ ràng hơn.
  • Không phải sàn nào cũng cho phép thực hiện Hedging. Điều này rất đặc biệt, bởi hành động mở 2 vị thế đồng thời được nhiều sàn chứng khoán coi là “chơi xấu”, hoặc cố ý mở “vị thế ma” nhằm kiểm soát thị trường.
  • Ưu tiên thị trường ít biến động. Trong thị trường có biến động mạnh mẽ, Trader thường không thể đóng lệnh để chốt lời kịp thời. Trường hợp xấu hơn, khi giá giảm đột biến, nhà đầu tư không kịp cắt lỗ làm cháy tài khoản
  • Hedging yêu cầu nhiều kỹ năng phân tích thị trường. Các nhà đầu tư hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm giao dịch để sử dụng Hedging Forex. Điều này quyết định rất nhiều đến khối lượng lợi nhuận mà bạn có thể thu về.

Như vậy, ta có thể thấy Hedging là chiến lược phòng ngừa rủi ro khá phổ biến giúp các Trader đưa tỷ lệ rủi ro xuống thấp nhất. Tuy nhiên, để làm chủ công cụ này nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ kiến thức và kinh nghiệm phân tích thị trường. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được Hedging là gì và chúng ta nên đầu tư như thế nào với Hedging. Cảm ơn bạn đã đọc!

Cùng chủ đề

EA Forex là gì? Những điều cần biết trước khi cài EA Forex

EA Forex là gì? Những điều cần biết trước khi cài EA Forex

Ngày càng nhiều trader yêu thích sử dụng EA Forex để hỗ trợ giao dịch tự động, không cần phải ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi biểu đồ hay xem xét vào lệnh.Tuy nhiên, vẫn có một số người còn lo ngại về tính hiệu quả của công cụ này, cũng như chưa biết cách cài đặt Robot EA Forex như thế nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề trên, hãy xem ngay bài viết sau của TheBrokers nhé!EA Forex là gì?EA (viết tắt của Expert Advisors) hay Robot Forex là một phần mềm giao dịch Forex tự động, chạy trên các nền tảng giao dịch của MetaQuote (MT4/MT5). EA Forex được viết bằng ngôn ngữ độc quyền là MetaQuotes Language (MQL) và lập trình sẵn để tự động đưa ra các tín hiệu giao dịch, mở đóng lệnh mà không cần sự can thiệp của trader.Robot EA trong Forex là gì?Chức năng của EA Forex là gì?EA Forex có khả năng lập trình để hoạt động theo nhiều cách hoặc tìm kiếm xu hướng thị trường, điểm đột phá cần thiết cho giao dịch của trader. Dựa vào các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động, MACD,... T

18/04/2024
Lượt xem:

274

Ngày đăng:

31/05/2023 11:59 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer