Bạn đã từng nghe đến Buy Stop là gì khi thực hiện giao dịch chứng khoán hay Forex? Đây được xem là một công cụ đắc lực của trader để đón đầu xu hướng tăng mạnh của giá. Trong bài viết này, The Brokers sẽ giải thích chi tiết về lệnh Buy Stop là gì và cách sử dụng Buy Stop sao cho hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Lệnh Buy Stop là gì?
Buy Stop là lệnh chờ mua với giá được đặt sẽ cao hơn so với thị trường hiện tại. Đến khi giá thị trường bằng với mức Buy Stop, lệnh mua sẽ được kích hoạt một cách tự động. Việc sử dụng lệnh chờ này cho phép trader đón đầu xu hướng tăng khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng.
Trong trường hợp giá không tăng như dự đoán thì sẽ không thể khớp lệnh. Do đó không được kích hoạt, nhà đầu tư cũng không chịu bất kỳ thiệt hại nào.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD đang dao động quanh vùng kháng cự 1.110 USD. Nhà đầu tư dự đoán giá có xu hướng tăng mạnh khỏi vùng kháng cự này. Để không lãng phí cơ hội, nhà đầu tư cài đặt trước Buy Stop với mức giá 1.123 USD. Khi giá thị trường thực tế chạm mức 1.123 USD, ngay lập tức lệnh sẽ khớp.
Buy Stop là gì? Là lệnh chờ mua với mức giá được đặt cao hơn giá hiện tại
2. Ưu, nhược điểm của lệnh Buy Stop
Như những lệnh giao dịch khác, Buy Stop cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư cần hiểu rõ những đặc điểm này để sử dụng lệnh chính xác và hiệu quả hơn. Cụ thể, ưu, nhược điểm của Buy Stop là gì?
2.1 Ưu điểm
- Đón đầu xu hướng tăng và mua ở mức giá mong muốn: Buy Stop tự động kích hoạt ngay khi giá tăng đến mức mong muốn. Nhờ vậy mà có thể đón đầu xu hướng, tránh trường hợp mua khi giá đã tăng cao hơn.
- Tối ưu vốn và tăng lợi nhuận: Bằng cách mua vào khi giá mới tăng nhẹ, trader kiếm được lợi nhuận cao hơn nếu giá tăng mạnh. Nếu không đặt trước Buy Stop thì rất dễ bỏ lỡ cơ hội và phải mua với giá cao hơn, đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ thấp hơn.
- Tiết kiệm thời gian giao dịch: Nhà đầu tư không cần theo dõi thị trường liên tục để đặt lệnh mua. Thay vào đó là thực hiện lệnh Buy Stop để tự động vào lệnh, tiết kiệm thời gian giao dịch.
- Kiểm soát tâm lý giao dịch: Khi biết cách đặt lệnh Buy Stop là gì, có nghĩa trader đã có kế hoạch cho giao dịch. Thế nên không phải đưa ra quyết định tức thì dựa trên cảm xúc, tránh bị cuốn vào tâm lý gồng lỗ hoặc chốt lời quá sớm.
- Đảm bảo an toàn: Buy Stop có thể giúp đảm bảo an toàn cho trader khi thị trường biến động ngược hướng mong đợi. Nhất là những trader áp dụng chiến lược giao dịch breakout, vào lệnh khi giá vượt khỏi mức kháng cự.
- Giảm thiểu rủi ro: Mặc dù, lợi nhuận từ Buy Stop có thể thấp hơn so với Buy Limit. Tuy nhiên, không phải lần giảm giá nào cũng có thể chuyển hướng và tăng trở lại.
Lệnh Buy Stop là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư vào lệnh mua một cách tự động và kịp thời
2.2 Nhược điểm
- Lệnh Stop Buy khiến nhà đầu tư phải mua với giá cao hơn thị trường hiện tại: Để thu được lợi nhuận cao thì thị trường phải tăng trưởng mạnh.
- Những tín hiệu nhiễu của khung thời gian thấp (ví dụ như M15, M30) có thể khiến trader rơi vào tình huống đu đỉnh hoặc quét SL do giá không tăng mạnh sau khi vượt mức kháng cự.
3. Lệnh Buy Stop và Buy Limit khác nhau như thế nào?
Buy Stop Buy Limit đều là lệnh chờ mua nhưng bản chất của 2 lệnh này là không giống nhau. Cụ thể, những khác biệt giữa Buy Limit và Buy Stop là gì?
Đặc điểm | Buy Stop | Buy Limit |
Giá khớp lệnh | Cao hơn so với mức giá của thị trường hiện tại | Thấp hơn so với mức giá của thị trường hiện tại |
Kỳ vọng của nhà đầu tư | Giá vượt qua mức kháng cự quan trọng và tiếp tục tăng mạnh | Mua vào với mức giá hấp dẫn hơn so với thị trường hiện tại và sau đó giá sẽ tăng mạnh |
Hướng vào lệnh | Thuận chiều giá đang tăng và có xu hướng phá vỡ ngưỡng kháng cự | Ngược chiều giá, khi giá giảm mới vào lệnh. |
Thời điểm đặt lệnh | Đặt trước khi giá vượt qua mức kháng cự | Đặt trước khi giá giảm đến mức kỳ vọng (giá khớp lệnh) |
Giá khớp lệnh của Buy Stop cao hơn thị trường hiện tại, còn Buy Limit là thấp hơn
Ngoài ra, Buy Stop và Buy Limit cũng có thể được kết hợp để tạo thành lệnh Buy Stop Limit. Khi giá thị trường đạt đến mức Buy Stop thì sẽ tự động chuyển thành Buy Limit với mức giá đã đặt trước. Nếu giá không chạm đến mức Buy Stop thì lệnh Buy Limit cũng không được kích hoạt.
4. Những trường hợp nên dùng lệnh Buy Stop là gì?
Thời điểm đặt lệnh Buy Stop phụ thuộc vào chiến lược và kết quả phân tích thị trường của mỗi trader. Dưới đây là một số trường hợp mà lệnh Buy Stop có thể được sử dụng:
- Không có nhiều thời gian để theo dõi giá thường xuyên: Trader có thể sử dụng để thiết lập trước các mức giá khớp lệnh, chốt lời, cắt lỗ. Như vậy chỉ cần thỉnh thoảng vào xem thị trường để biết tình hình biến động, không cần theo dõi liên tục.
- Dễ bị chi phối bởi tâm lý khi giao dịch: Tâm lý không vững khiến nhà đầu tư dễ bị chốt lời non hay dời thả Stop Loss gồng lỗ. Do đó nên dùng các công cụ cài đặt sẵn lệnh như Buy Stop để tránh làm giảm lợi nhuận.
- Có đủ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư: Không đủ kiến thức và khả năng phân tích thị trường khiến việc áp dụng Buy Stop không hiệu quả. Nếu chỉ mới thử sức với lĩnh vực đầu tư này, trader không nên dùng Buy Stop.
Tùy vào nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng phân tích của trader mà lựa chọn thời điểm nên dùng Buy Stop là gì
5. Cách đặt lệnh Buy Stop trên MT4
Một trong những nền tảng giao dịch được các trader ưa chuộng hiện nay đó là MetaTrader 4 (MT4). Nếu bạn đang sử dụng nền tảng này và muốn đặt lệnh Buy Stop, hãy xem ngay hướng dẫn sau:
- Bước 1: Mở MetaTrader 4, điền tài khoản để đăng nhập, sau đó chọn cặp tiền muốn đặt lệnh.
- Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn "New Order" hoặc nhấn phím F9 để mở cửa sổ "New Order".
Mở hộp thoại “New Order”
- Bước 3: Trong cửa sổ "New Order", chọn tab "Pending Order". Trong phần "Type", chọn "Buy Stop".
Chọn mục Pending Order và Buy Stop
- Bước 4: Nhập mức giá muốn mua vào ô "Price", số lượng vào ô “Volume”. Nếu muốn đặt mức cắt lỗ Stop Loss, chốt lời Take Profit thì nhập giá vào các ô tương ứng. Sau đó chọn thời gian hết hạn để tự động hủy lệnh trong ô “Expiration”.
Thiết lập các chỉ số của lệnh Buy Stop
- Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và chọn "Place" để đặt lệnh.
6. Chiến lược giao dịch Buy Stop hiệu quả
Hiện nay có 2 chiến lược giao dịch Buy Stop được ứng dụng rất phổ biến là Breakout thuận xu hướng và đảo chiều xu hướng. Cụ thể cách thực hiện 2 chiến lược Buy Stop là gì? Cùng The Brokers tìm hiểu ngay dưới đây!
6.1 Chiến lược Breakout thuận xu hướng
Buy Stop Breakout thuận xu hướng được áp dụng khi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự và lên trên một đoạn. Lúc này, nhà đầu tư sẽ đặt một lệnh Buy Stop trên mức giá kháng cự. Lệnh chỉ được kích hoạt khi giá di chuyển đúng hướng dự đoán và vượt qua mức đã đặt sẵn. Điều này cũng giúp nhà đầu tư đón đầu được xu hướng và gia tăng lợi nhuận.
Nhà đầu tư đặt lệnh Buy Stop nếu dự đoán gia sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự và tiếp tục tăng lên một đoạn
Ví dụ, cặp tiền EUR/USD đang dao động theo xu hướng là Uptrend. Giá đã tạo đỉnh tại vùng giá 1.110 và đang hình thành một đáy điều chỉnh 1.106 trước khi tăng mạnh. Nhà đầu tư áp dụng chiến lược Breakout thuận xu hướng, cài đặt trước Buy Stop với mức giá 1.112 USD khi giá breakout khỏi kháng cự.
6.2 Breakout đảo chiều xu hướng
Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng chiến lược Breakout đảo chiều xu hướng nếu phát hiện cuối xu hướng giảm có dấu hiệu đảo chiều. Chiến lược này có thể giúp tăng tỷ lệ Risk-to-Reward, nhưng rủi ro sẽ cao hơn Breakout thuận xu hướng.
Nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy Stop khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng. Ngoài ra cũng cần kết hợp với các công cụ hỗ trợ khác như chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá, nến,... để tăng độ chính xác của dự đoán.
Nếu dự đoán Giá giảm sẽ đảo chiều, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Buy Stop để đón đầu xu hướng
Ví dụ, cặp tiền EUR/USD đang dao động ở cuối xu hướng giảm với đỉnh đáy sau đã cao hơn đỉnh đáy trước. Tại vùng đáy cũng xuất hiện nhiều mô hình định cho thấy giá không thể giảm được nữa. Kết hợp với các công cụ phân tích khác cho thấy giá có xu hướng đảo chiều.
Nhà đầu tư thực hiện lệnh Buy Stop để đón đầu xu hướng nếu giá vượt qua đường neckline.
7. Kết luận
Việc quyết định sử dụng lệnh Buy Stop là gì đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường. Qua đó xác định được thời điểm thích hợp để vào lệnh, hạn chế tối đa rủi ro. Hi vọng qua bài viết này, các trader đã hiểu hơn về lệnh Buy Stop là gì, cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả, chốt lời khủng. Và đừng quên cập nhật kiến thức và thông tin thị trường để trở thành một trader thông thái nhé!