Mô hình nến Nhật được biết đến là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Vậy, mô hình nến nhật là gì? Việc phân loại và cách phân tích mô hình này ra sao? Để hiểu rõ về các vấn đề này, bạn nên tham khảo bài viết sau đây của Thebrokers.com!
Tìm hiểu về mô hình nến Nhật
Để hiểu rõ hơn về mô hình nến Nhật, một số thông tin được khai thác như sau:
Mô hình nến Nhật hiện tại là gì?
Trong tiếng Anh, mô hình nến Nhật được gọi là Japanese candlestick pattern. Với nhà đầu tư Việt, nó còn có thêm nhiều cái tên khác như biểu đồ nến Nhật, đồ thị nến Nhật, mô hình nến, nến Nhật,....
Đây là một loại công cụ được thể hiện dưới dạng biểu đồ và được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật tài chính. Sự biểu diễn của mô hình nến sẽ dựa vào các thanh/cây nến Nhật. Nhìn vào đây, nhà đầu tư có thể nhận biết mô tả chuyển động giá và tình hình của thị trường.
Lịch sử hình thành của mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật là sáng kiến của Munehisa Honma (1724 - 1803). Ông là một thương gia người Nhật và được ví như “ông tổ” của ngành thương mại thế giới.
Honma phát minh ra đồ thị nến Nhật với mục đích chính là biểu diễn tình hình tăng giảm của giá gạo kinh doanh mỗi ngày.
Quá trình phát triển của mô hình nến Nhật
Sự phát triển của đồ thị nến Nhật bắt đầu từ ý tưởng ban đầu của Honma là dùng ghi chép giá gạo lên xuống khi mua bán. Về sau, ông cũng sử dụng thêm để đối chiếu tình hình, tác động giá của chính sách thuế, lạm phát,....
Giai đoạn sau này, mô hình nến được Steve Nison phát hiện và ông đã phát triển nó hoàn thiện hơn. Dần dần được sử dụng rộng rãi trong giao dịch tài chính và được ghi chép trong sách “Japanese Candlestick Charting Techniques”.
Đặc điểm nổi bật của mô hình nến Nhật
Có 2 đặc điểm nổi bật của mô hình nến Nhật:
Thứ nhất, một nến Nhật sẽ có hai thành phần là thân nến và bóng nến. Thân nến thể hiện cho giá dao động khi mở cửa và đóng cửa. Bóng nến thể hiện cho mức giá cao nhất và thấp nhất của phiên.
Thứ hai, nến Nhật có hai màu biểu thị là màu xanh và màu đỏ. Nến xanh là nến tăng giá. Nến đỏ là nến giảm giá.
Ứng dụng của những mô hình nến cơ bản
Những mô hình nến cơ bản mang đến tính ứng dụng cao cho nhà đầu tư:
- Hỗ trợ phân tích và dự báo tình hình chính xác
- Giúp lựa chọn thời điểm vào và ra lệnh hiệu quả
- Nâng cao tỷ lệ thành công và hạn chế rủi ro thua lỗ
Cách thức phân tích biểu đồ của hình nến Nhật
Để phân tích biểu đồ mô hình nến Nhật, cần lưu ý:
Giá mở phiên
Thể hiện ở phía trên cùng của biểu đồ. Màu nến sẽ chuyển sang xanh nếu có xu hướng tăng. Và màu nến sẽ chuyển sang đỏ nếu là xu hướng giảm.
Giá thấp nhất trong phiên
Thể hiện qua đỉnh của bóng nến dưới. Thường là khi giá chốt phiên hoặc mở phiên và không còn bóng nến trên.
Giá cao nhất trong phiên
Thể hiện qua đỉnh của bóng nến trên. Thường là khi giá chốt phiên hoặc mở phiên và không còn bóng nến dưới .
Giá chốt phiên
Được biết đến là mức giá có hiệu lực cuối cùng trong phiên giao dịch. Thể hiện qua nến trên cùng nếu là nến tăng và nến dưới cùng nếu là nến giảm.
Cách đọc mô hình nến Nhật
Mô hình đồ thị nến Nhật có cách đọc hiệu quả như sau:
Đặc điểm thông qua màu sắc của thân nến
Dựa vào màu sắc của thân nến:
Nến xanh (tăng điểm): Giá mở cửa < Giá đóng cửa => Mức giá tăng.
Nến đỏ (giảm điểm): Giá mở cửa > Giá đóng cửa => Mức giá giảm.
Đặc điểm dựa vào bóng nến
Dựa vào phần bóng nến Nhật:
Bóng nến trên dài và dưới ngắn: Bên mua đẩy giá lên cao nhưng bên bán kéo giá giảm trở lại
Bóng nến trên ngắn và dưới dài: Bên bán kiểm soát thị trường, kéo giá giảm xuống nhưng bên mua đẩy giá cao trở lại.
Thân nến ngắn và không có bóng nến: Cả bên mua và bên bán đều không chiếm lĩnh thị trường.
Những mô hình của nến Nhật Bản đảo chiều
Có 2 dạng mô hình nến Nhật Bản đảo chiều phổ biến. Đó là:
Mô hình của nến đảo chiều tăng giá
Xuất hiện sau xu hướng giảm, bao gồm:
- Mô hình nến Dragonfly Doji (nến doji chuồn)
- Mô hình nến Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng)
- Mô hình nến Piercing Pattern (nến đường nhọn)
- Mô hình nến Bullish Harami
- Mô hình nến Hammer (nến búa)
- Mô hình nến Inverted Hammer (nến búa ngược)
- Mô hình nến Morning Star (nến sao Mai)
- Mô hình nến Bullish Abandoned Baby (em bé bị bỏ rơi)
Mô hình nến đảo chiều giảm giá
Xuất hiện sau xu hướng tăng, bao gồm:
- Mô hình nến Gravestone Doji (nến doji bia mộ)
- Mô hình nến Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm)
- Mô hình nến Shooting Star (nến bắn sao)
- Mô hình nến Evening Star (nến sao Hôm)
Các loại nến Nhật thường gặp
Một số loại biểu đồ nến Nhật phổ biến thường gặp nhất là:
Mô hình nến Nhật dạng con xoay – Spinning Top
Cấu tạo là nến đơn với thân nến ngắn, chiều dài bóng lớn hơn chiều dài thân, đuôi nến dưới và trên gần bằng với nhau.
Mô hình nến Nhật Marubozu
Marubozu hay đồ thị nến cường lực. Nó có dạng nến thân dài và không có râu, giúp chỉ ra xu hướng tăng hoặc giảm.
Mô hình nến búa – Hammer
Đặc trưng với râu nến dài và thân nến nhỏ. Mô hình Hammer có 2 loại là búa tạo đáy và búa tạo đỉnh.
Nến Nhật đơn
Mô hình nến Nhật đơn sẽ có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ như nến tiêu chuẩn, nến cường lực, nến do dự, nến râu dài phía trên/phía dưới,...
Nến Nhật cụm 2 nến
Phổ biến với nến nhấn chìm, nến Harami, nến mây đen che phủ và nến đỉnh/đáy nhíp.
Nến Nhật cụm 3 nến
Biểu đồ cụm 3 nến Nhật có:
Nến sao hôm
Nến sao mai
Nến ba con quạ đen
Nến ba chàng lính trắng
Điểm hạn chế của những loại nến tại biểu đồ hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật mặc dù có ý nghĩa và giá trị trong phân tích kỹ thuật giao dịch. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định:
Chưa thể dự báo trước được xu hướng
Các biểu đồ nến Nhật chỉ có thể cho biết vấn đề đang diễn ra ở hiện tại. Nó không thể hỗ trợ dự báo chính xác trước xu hướng thị trường.
Cần có thời gian chờ xác định
Việc hình thành mô hình nến phải cần có thời gian đủ dài để thiết lập các thanh nến dữ liệu. Do đó, thời gian xác định sẽ kéo dài lâu hơn các phương pháp kỹ thuật khác.
Không phản ánh được rõ chuyển động của giá
Mỗi thanh nến trên mô hình nến Nhật chỉ biểu thị diễn biến nhất thời. Trong khi đó, nó không giúp phản ánh rõ về chuyển động của giá khi giao dịch.
Có quá nhiều mô hình
Mô hình nến được chia thành rất nhiều loại nhỏ khác nhau. Khi sử dụng, nhà đầu tư phải biết cách nhận dạng và đọc phân tích chuẩn xác. Điều này dễ gây “lộn” và kém hiệu quả nếu nhận biết sai.
Trên đây là các thông tin tìm hiểu liên quan đến mô hình nến Nhật là gì. Bên cạnh đó là những chia sẻ các yếu tố, vấn đề liên quan đến loại mô hình phân tích kỹ thuật này!