Ngân hàng Thế giới là gì? Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ

Ngân hàng thế giới - World Bank (WB) là tổ chức tài chính có tầm ảnh hưởng quan trọng. Hoạt động của tổ chức này có ý nghĩa trong việc nâng cao giá trị cuộc sống con người và thúc đẩy phát triển kinh tế các quốc gia. Ở nội dung sau, The Brokers sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể WB là gì? Bên cạnh đó là vai trò của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam. 

1. Ngân hàng Thế giới - World Bank là gì?

Ngân hàng Thế giới được biết đến là tổ chức về tài chính quốc tế, với hoạt động đa phương và phát triển vì mục tiêu vững mạnh toàn cầu. Thành lập năm 1944 sau Hội nghị Bretton Woods, tổ chức này mang đến những khoản vay hỗ trợ cho các quốc gia còn gặp khó khăn về kinh tế. 

WB là tên viết tắt cho Ngân hàng Thế giới - World Bank

Sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới là giảm thiểu tình trạng đói nghèo. Đồng thời giúp cho các quốc gia đang phát triển có thêm cơ hội vươn lên. Từ đó xây dựng xã hội tiến bộ và nâng cao giá trị cuộc sống của người dân. 

Thông thường, đối với thắc mắc WB là tên viết tắt của tổ chức nào, mọi người sẽ nghĩ ngay đến World Bank. Tuy nhiên, tổ chức này còn có tên đầy đủ trong tiếng Anh là International Bank of Reconstruction and Development (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế).  

2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới có các chức năng và nhiệm vụ chính gồm:

  • Áp dụng các khoản vay vốn và trợ giúp kỹ thuật dành cho chính phủ các nước. Điều này nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội của những quốc gia đang phát triển. 
  • Thực hiện huy động nguồn vốn từ các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đồng thời phân bổ nguồn vốn này đối với những dự án kinh tế - xã hội ở các quốc gia cần được hỗ trợ. 
  • Tập trung vào những vấn đề chính gồm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển khu vực tư nhân (được chính phủ bảo lãnh). 
  • Xây dựng cán cân cân bằng trong hoạt động thanh toán. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển hợp tác quốc tế về vấn đề tiền tệ. 

WB có tầm ảnh hưởng đối với kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia

World Bank hiện nay cung cấp 5 thể chế cho các khoản vay chính, gồm:

  • Vay đầu tư: Phân bổ theo dự án của chính phủ các quốc gia. Thời gian đáo hạn trong 15 đến 20 năm và ân hạn đến 5 năm. Tuy nhiên, mức lãi suất khá cao so với thị trường. 
  • Vay điều chỉnh: Phân bổ theo các chương trình cải cách về kinh tế và thúc đẩy sự tăng trưởng. 
  • Đồng tài trợ: Phối hợp với tư nhân, thực hiện song phương hoặc đa phương. 
  • Quỹ tín thác: Tài trợ từ các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân và tổ chức đa phương. 
  • Trợ giúp kỹ thuật: Hỗ trợ về cả chuyên gia và nguồn lực, giúp các quốc gia hoàn thiện thể chế trong quá trình phát triển. 

3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thế giới

Tìm hiểu về Ngân hàng Thế giới, bạn cần phải nắm vững về cơ chế thành phần của tổ chức này. Theo đó, World Bank được cấu thành bởi 5 đơn vị thành viên. Đó là:

Tổ chức Ngân hàng Thế giới có 5 thành viên là IBRD, IDA, IFC, MIGA và ICSID

  • Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD): Thành lập vào ngày 27/12/1945. Nhiệm vụ là cấp tài chính cho các quốc gia khu vực Tây Âu sau thế chiến thứ hai nhằm tài thiết nền kinh tế. Về sau này là cấp tài chính cho các quốc gia đang phát triển. 
  • Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA): Thành lập vào năm 1960. Nhiệm vụ là hỗ trợ cấp tài chính đối với những quốc gia có nền kinh tế nghèo. 
  • Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC): Thành lập vào năm 1956. Nhiệm vụ chính là thúc đẩy hoạt động đầu tư khu vực tư nhân ở các quốc gia có nền kinh tế nghèo. 
  • Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA): Thành lập vào năm 1988. Nhiệm vụ chính là tăng cường các khoản vay vốn FDI ở những quốc gia đang phát triển. 
  • Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID): Thành lập vào năm 1966. Nhiệm vụ chính là đơn vị trung gian trong hoạt động hòa giải mâu thuẫn phát sinh giữa quốc gia nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. 

3. Vai trò của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Việt Nam có mối quan hệ hợp tế đa phương hữu nghị tốt đẹp. Trong sứ mệnh hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, World Bank thể hiện vai trò quan trọng đối với chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình viện trợ:

Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia CPS (2012-2016)

Ngân hàng Thế giới bắt đầu hoạt động hỗ trợ từ khi Việt Nam góp mặt trong nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng trung bình. Chiến lược CPS được triển khai giai đoạn 2012-2016, tập trung vào:

  • Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh thương mại
  • Củng cố sự ổn định bền vững khi phát triển
  • Tăng cường các điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

Những dự án/chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Các đơn vị của Ngân hàng Thế giới không ngừng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam. Thông qua nhiều chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội quốc gia:

  • Trở thành thành viên vay ưu đãi lớn từ IDA
  • Tiếp nhận nhiều khoản vay vốn bởi IBRD
  • Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC)
  • Chương trình cải cách đầu tư công (PIR)
  • Chương trình 135 giai đoạn 2
  • Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục cho mọi người

World Bank có vai trò tích cực đối sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Tăng cường về kỹ thuật và hỗ trợ thiết lập báo cáo

Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ cho Việt Nam về dịch vụ tư vấn, kỹ thuật triển khai và nhiều sự giúp đỡ tích cực khác. Điều này nhằm giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế đối với các lĩnh vực xã hội. Đồng thời áp dụng các dự án tài trợ một cách hiệu quả và tối ưu nhằm tăng cường phát triển kinh tế. 

Bên cạnh đó, World Bank còn cử chuyên gia sang Việt Nam để phối hợp với những cơ quan chức năng trong hoạt động thiết lập và phát hành báo cáo tài chính, báo cáo của các ngành,... Nhờ đó có thể đẩy mạnh công tác quản lý và vận hành nền kinh tế tốt hơn. 

Hiện nay, World Bank đã đặt văn phòng hoạt động tại nước ta. Vậy, địa chỉ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nằm ở đâu? Cụ thể đó là Tầng 8, Tòa nhà 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, Việt Nam.

4. Kết luận

Với các thông tin tìm hiểu, The Brokers mong rằng bạn đã biết Ngân hàng Thế giới là gì, cũng như nắm được vai trò & sứ mệnh của tổ chức trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia toàn cầu. Đón đọc thêm các bài viết từ The Brokers để trau dồi thêm nhiều kiến thức đầu tư mới nhé!


 

Cùng chủ đề

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Vàng luôn là lựa chọn đầu tư an toàn và vững chắc, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đầu tư vào vàng, giúp tối ưu hóa hiệu quả và bảo vệ tài sản một cách tốt nhất.Các yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vàngĐể đạt được hiệu quả tối ưu khi đầu tư vào vàng, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.Xác định chiến lược đầu tư vàng đúng đắnTrước khi bắt đầu đầu tư, việc xác định chiến lược rõ ràng là rất quan trọng. Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư của mình:Là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn?Có phải bạn đang tìm kiếm sự bảo toàn tài sản hay lợi nhuận nhanh chóng?Việc có một kế hoạch đầu tư cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và tránh được những rủi ro không cần thiết.Chọn loại vàng phù hợpCó nhiều loại vàng để đầu tư, từ vàng miếng, vàng nhẫn đến vàng trang sức. Mỗi loại vàng có đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích đầu tư

25/09/2024
Lượt xem:

1,151

Ngày đăng:

26/07/2023 10:18 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer