OPEC là gì? Mục tiêu và sức ảnh hưởng của tổ chức OPEC

Nói đến thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới, bạn sẽ nghe nhắc về OPEC. Vậy bạn có biết OPEC là tên viết tắt của tổ chức nào hay không? Tổ chức này có lịch sử ra đời và hoạt động như thế nào? Công cụ điều chỉnh và tình hình của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và OPEC+ hiện nay ra sao? Tìm hiểu và giải đáp thông tin liên quan, The Brokers sẽ giúp bạn được sáng tỏ qua nội dung dưới đây, 

 

1. OPEC là gì?

OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) là tên gọi của tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Đồng thời cũng là đơn vị có trách nhiệm điều phối và thống nhất đối với chính sách dầu khí từ những nước thành viên. 

OPEC là tổ chức của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ

Thế còn OPEC+ là gì? Đây là sự mở rộng việc hoạt động và phát triển của tổ chức OPEC. Theo đó, một số quốc gia không phải là thành viên nhưng có sự hợp tác ngắn hạn sẽ được xếp vào nhóm OPEC+. 

OPEC+ là sự mở rộng hoạt động của OPEC với một số quốc gia dầu mỏ khác

Việc mở rộng sang OPEC+ cho phép khối này có thể điều chỉnh lượng sản xuất thích hợp. Đồng thời còn giúp cân bằng tình hình giá dầu mỏ trên thị trường chung. Trong số các quốc gia dầu mỏ mà OPEC từng hợp tác thì Mexico, Kazakhstan và Nga là những cái tên nổi bật nhất. 

2. Lịch sử hình thành của OPEC

Lịch sử hình thành của khối OPEC được ghi nhận dựa vào các mốc dữ liệu như sau:

  • Từ ngày 10 - 14/9/1960, Hội nghị tại Baghdad (Iraq) quyết định thành lập tổ chức liên chính phủ về xuất khẩu dầu mỏ do Venezuela đề xuất. Tổ chức này có 5 quốc gia nòng cốt, gồm Iraq, Iran, Venezuela, Saudi Arabia và Kuwait. 
  • Tháng 01/1961, trên thực tế, OPEC chính thức hoạt động.
  • Năm 1962, khối được Liên hợp quốc công nhận. 
  • Giai đoạn 1960 - 1975, tổ chức mở rộng, có thêm sự gia nhập 6 thành viên. Cụ thể gồm Libya, Qatar, UAE, Nigeria, Algerie và Indonesia. 
  • Năm 1993, thành viên cũ Ecuador đã rút lui. Bởi vì nước này không chi trả phí thành viên (2 triệu USD) và sản xuất số lượng dầu nhiều hơn quy định. Tuy nhiên đến tháng 10/2007, Ecuador đã trở lại. Trường hợp tương tự với Gabon vào năm 1995. 
  • Năm 2007, Agola được gia nhập OPEC. Nga và Nauy trở thành giám sát viên.
  • Đến tháng 02/2022, OPEC đã có chính thức 13 thành viên. 

Khối OPEC hiện nay gồm 13 quốc gia thành viên

Khi mở thành lập, trụ sở của tổ chức đặt tại  Genève (Thụy Sĩ). Đến tháng 09/1965, trụ sở được dời về Vienna (Áo) và duy trì đến ngày nay. 

Theo số liệu báo cáo, những quốc gia thành viên của OPEC có tổng sản lượng khai thác dầu mỏ khoảng 40% so với thế giới. Đồng thời, trữ lượng nắm giữ hiện chiếm 75% toàn thế giới. 

3. Chính sách và mục tiêu của OPEC

Tổ chức OPEC hoạt động dựa trên chính sách và mục tiêu cụ thể như sau:

Chính sách của khối OPEC là gì?

  • Giảm sự độc quyền đối với hoạt động sản xuất và giao dịch của những đơn vị phát triển và xuất khẩu dầu trữ lượng lớn nằm ngoài khối. OPEC cắt giảm sản lượng dầu hoặc tăng sản lượng tùy vào tình hình thị trường. Từ đó tạo ra sức ép khiến các đơn vị ngoài khối hạn chế đầu cơ, làm giá và độc quyền. 
  • Đảm bảo trong việc giảm thiểu chênh lệch giá dầu giữa các quốc gia thành viên với nhau. Vai trò của tổ chức OPEC là kiểm soát và duy trì mức giá cơ bản. Do đó, chính sách của khối luôn tập trung vào điều tiết và cân bằng giá cả, tạo nên tính ổn định và sự bền vững dài lâu. 
  • Đảm bảo về mức lợi nhuận cho thành viên bằng chính sách tăng thuế suất. Điều này thể hiện rõ ràng trong hoạt động sản xuất, gắn với nhu cầu thị trường và diễn biến giá dầu trên toàn cầu. 

OPEC xây dựng chính sách dựa trên quyền lợi cho thành viên của khối

Mục tiêu của tổ chức OPEC là gì?

  • Mang lại khả năng tối ưu lợi nhuận nhờ phát triển mỏ và hoạt động liên quan đến ngành dầu nhỏ cho các quốc gia thành viên. 
  • Điều tiết giá cả và kiểm soát tình hình giá trên thị trường giao dịch dầu mỏ. 
  • Đảm bảo nguồn cung cấp dầu luôn ổn định đến cho khách hàng ngoài khối. 
  • Liên quan đến chiến lược phát triển tiền gửi và vấn đề dòng tiền của các quốc gia dầu mỏ. 
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các quốc gia thành viên trong khối OPEC. 
  • Phát triển máy móc, công nghệ, kỹ thuật và hiện đại hóa vấn đề khai thác, sản xuất, chế biến và dự trữ dầu. 
  • Mở rộng hoạt động liên kết và cùng nhau phát triển với các quốc gia giàu dầu mỏ theo dạng OPEC+.
  • Tạo ra sức ảnh hưởng đối với ngành dầu mỏ toàn cầu. 

4. Các thành viên thuộc OPEC

OPEC hiện có tổng cộng 13 quốc gia thành viên được chia theo khu vực như sau:

Khu vực

Quốc gia thành viên

Thời gian gia nhập

Châu Phi

Algerie

Libya

Nigeria

Angola

Tháng 07/1969

Tháng 12/1962

Tháng 07/1971

Tháng 01/2007

Trung Đông

Iraq

Iran

Kuwait

Saudi Arabia

Qatar

UAE

Tháng 09/1960

Tháng 09/1960

Tháng 09/1960

Tháng 09/1960

Tháng 12/1961

Tháng 11/1967

Nam Mỹ

Venezuela

Ecuador

Tháng 09/1960

1973-1993 và 2007-nay

Cựu thành viên

Gabon

Indonesia

1975-1995

1962-2008

Quốc gia được mời

Canada

Bolivia

Sudan

Syria

 

5. Công cụ điều chỉnh thị trường của OPEC

OPEC áp dụng công cụ điều chỉnh thị trường chủ yếu dựa vào hạn ngạch sản xuất. Đây là công cụ giúp OPEC tăng sản lượng hoặc cắt giảm nhằm điều chỉnh phù hợp tình hình thị trường. 

Mỗi năm, tổ chức này sẽ có 2 lần họp nhằm thống nhất về chính sách sản xuất chung. Chính sách này bám sát vào thực trạng cung - cầu đối với sản lượng dầu thô trên thế giới. Từ đó, khối sẽ đặt ra hạn ngạch sản xuất phù hợp với tỷ lệ tương ứng cho mỗi thành  viên. 

Hạn ngạch sản xuất của OPEC được quyết định mới sau kỳ họp hàng năm

Tỷ lệ hạn ngạch sẽ khác nhau tùy vào quy mô của các nước thành viên. Điều này đã dẫn đến tình trạng phá vỡ hạn ngạch bởi các nước nhỏ thường có khối lượng sản xuất lớn hơn quy định. Trong khi các nước giàu dầu mỏ như Saudi Arabia lại phải thiệt thòi chịu cắt giảm sản lượng nhằm cân bằng hạn ngạch cho các nước còn lại. 

 

6. Kết luận

OPEC được đánh giá là tổ chức của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có tầm ảnh hưởng trên thị trường. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn 1970, sức ảnh hưởng của OPEC hiện nay đã có nhiều thay đổi. Một phần là do tính chất của mô hình đa nhân tố đặc trưng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Bên cạnh đó là sự đa dạng hóa nguồn cung năng lượng đã khiến cho vị trí độc tôn của dầu mỏ dần bị mất đi. Thế nhưng, vị thế của OPEC vẫn rất khó để một tổ chức khác có thể soán ngôi!


 

Cùng chủ đề

JustMarkets Được Trao Giải ‘Nhà Môi Giới Tốt Nhất cho Giao Dịch Đòn Bẩy tại Việt Nam’

JustMarkets Được Trao Giải ‘Nhà Môi Giới Tốt Nhất cho Giao Dịch Đòn Bẩy tại Việt Nam’

Nhà môi giới toàn cầu đa tài sản JustMarkets vui mừng thông báo rằng họ đã được công nhận là ‘Nhà Môi Giới Forex Tốt Nhất với Đòn Bẩy Cao tại Việt Nam’ cho năm 2024 bởi FXEmpire, một cổng thông tin tà...

19/12/2024
Lượt xem:

1,003

Ngày đăng:

19/07/2023 8:27 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer