Pullback là thuật ngữ chỉ sự thoái lui tạm thời của một xu hướng giá thị trường. Dựa vào các tín hiệu này, các nhà đầu tư có thể nhận định và đưa ra chiến lược giao dịch tối ưu lợi nhuận. Vậy cụ thể Pullback là gì? Có những dấu hiệu nhận biết và chiến lược giao dịch nào phổ biến với Pullback?
1. Tìm hiểu về khái niệm Pullback là gì?
Pullback là giai đoạn giá thị trường đột ngột đi ngược lại so với xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó, hành động này được hiểu là sự điều chỉnh tạm thời. Mục đích của Pullback là tránh sự tăng/ giảm giá quá mạnh mẽ có thể làm sập thị trường. Sau khi thoái lui, giá thị trường sẽ quay trở lại xu hướng chính.
Pullback là sự thoái lui tạm thời trước khi giá tiếp tục tăng hoặc giảm - Pull back là gì?
Các nhà đầu tư có thể tận dụng các khoảng Pullback để tạo giao dịch có lời. Ví dụ, bằng cách mua vào cổ phiếu giá thấp và bán ra khi thị trường lên giá, Trader có thể thu về nhiều khoản lời nhanh chóng. Ngoài ra, Pullback có thể hiện độ mạnh mẽ của những xu hướng tiếp theo. Khoảng Pullback càng ngắn, xu hướng sắp tới sẽ càng mạnh mẽ. Giai đoạn thoái lui càng dài, xu hướng tiếp càng có khả năng suy yếu.
Ta có thể chia sự thoái lui trong chứng khoán (Pullback) làm 2 loại như sau:
- Pullback xuất hiện trong xu hướng tăng (Pullback Bullish): Khi này giá thị trường sẽ giảm nhẹ trước khi tiếp tục đi theo xu hướng tăng trước đó.
- Pullback xuất hiện trong xu hướng giảm (Pullback Bearish): Giá cổ phiếu thị trường có khoảng tăng nhẹ trước khi tiếp tục giảm theo xu hướng trước.
Pullback Bullish trong xu hướng tăng & Pullback Bearish trong xu hướng giảm.
2. Pullback xuất hiện khi nào?
Pullback xuất hiện chính là sự khẳng định của việc tâm lý giao dịch có thể ảnh hưởng đến thị trường. Theo đó, trong lý thuyết về sóng Elliott có nhắc rõ là: ”Không có bất cứ loại tài sản nào có thể tăng, giảm giá mãi. Tại nhiều thời điểm, cảm xúc của các nhà đầu tư là tác nhân chính gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và xu hướng thị trường.”
Một số thời điểm cụ thể mà Pullback xuất hiện:
- Thị trường đạt mức quá mua hoặc quá bán: Dựa trên các chỉ báo về RSI, MACD, đường trendline mà nhà đầu tư có thể xác định sự thoái lui. Khi cổ phiếu đạt điểm quá mua (>75 trên chỉ báo RSI) giá sẽ Pullback và giảm. Khi cổ phiếu ở mức quá bán (<30 trên chỉ báo RSI) giá sẽ hồi phục.
- Các tin tức về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá. Nếu là một Trader có kinh nghiệm, chắc hẳn bạn cũng hiểu được tầm ảnh hưởng của tin tức kinh tế lên thị trường. Điều này cũng tương tự với khái niệm Pullback. Ví dụ trong các giai đoạn tăng giá, một số các tin tức kinh tế tiêu cực có thể khiến giá giảm. Do tâm lý hoảng sợ, nhiều Trader khi này sẽ bán cổ phiếu để hạn chế thua lỗ hoặc chốt lời nhanh. Vô hình trung điều này tác động tới thị trường và tạo nên sự thoái lui.
Pullback xuất hiện khi thị trường chạm điểm quá mua/ quá bán - Pullback xuất hiện khi nào?
3. Điểm khác biệt của pullback và xu hướng đảo chiều
Không như các xu hướng đảo chiều (Reversal), Pull back là sự điều chỉnh giá thị trường ngắn hạn theo hướng ngược lại thay vì sự Breakout và đảo chiều mạnh mẽ. Vậy chi tiết về sự khác biệt giữa Pullback và xu hướng đảo chiều (Reversal) là gì?
Bảng so sánh điểm khác biệt của Pullback và Reversal.
Tiêu chí phân biệt | Sự thoái lui (Pullback) | Xu hướng đảo chiều (Reversal) |
Cách nhận biết | Xuất hiện trong giai đoạn biến động của thị trường. Pullback xuất hiện ở giữa các xu hướng tăng và giảm giá cổ phiếu. | Xu hướng đảo chiều xuất hiện sau giai đoạn Sideway hoặc tích lũy cổ phiếu. |
Thời gian của sự biến động | Thời gian biến động ngắn hạn. | Biến động dài hạn. |
Dấu hiệu xuất hiện | Nhà đầu tư cần dựa trên các chỉ báo về sức mạnh như RSI, MACD hay đường Trendline. | Có nhiều cách dự đoán, xác định xu hướng giá thị trường tiếp theo. Ví dụ: Sử dụng các mô hình đỉnh, mô hình 2 đáy, các mô hình nến cơ bản, mô hình nến kết hợp,... |
Xu hướng thị trường tại thời điểm | - Trong xu hướng tăng (Uptrend) và giá thị trường đạt điểm quá mua, Pullback xuất hiện như một sự điều chỉnh của thị trường. Giúp thị trường ổn định và tránh tăng trưởng quá nhanh dẫn đến lạm phát.
- Trong xu hướng giảm (Downtrend) và giá thị trường đạt điểm quá bán. Pullback xuất hiện như một sự điều chỉnh về giá, nhằm tránh việc giá cổ phiếu giảm quá nhanh dẫn đến sập thị trường. | - Trong xu hướng tăng của thị trường, khi phía mua không còn đủ sức để đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Phía bán sẽ chiếm ưu thế và khiến giá cổ phiếu đảo chiều, giá giảm dần.
- Trong xu hướng giảm, phía bán không còn sức để tiếp tục hạ giá cổ phiếu. Phía mua khi này chiếm ưu thế và đẩy giá lên cao, khiến thị trường đảo chiều. |
4. Chiến lược giao dịch hiệu quả khi xuất hiện pullback
Sử dụng thành thạo các chỉ báo chỉ số, các nhà đầu tư có thể giao dịch linh hoạt hơn khi giá thoái lui. Sau đây là một số chiến lược giao dịch hiệu quả hơn khi xuất hiện Pullback.
4.1 Kết hợp sử dụng MA
Chỉ báo MA (Moving Averages) là đường chỉ báo di động được sử dụng phổ biến khi giao dịch Pullback. Theo đó, Trader cần thêm một số đường EMA 20, EMA 50 và EMA 200 vào biểu đồ. Sau đó, giao dịch thực hiện như sau:
Xác định xu hướng thị trường: Đối với xu hướng tăng (Uptrend), các nến giao dịch sẽ nằm trên đường MA. Tương tự với xu hướng giảm giá thị trường (Downtrend), các nến giao dịch sẽ nằm dưới đường MA.
Sau khi xác định xu hướng thị trường, nhà đầu tư có thể đặt các lệnh sau:
- Buy trong xu hướng tăng giá. Khi giá điều chỉnh chạm đường EMA, Trader sẽ đặt lệnh Buy khi nến tín hiệu chuyển màu xanh.
- Sell trong xu hướng giảm. Khi giá điều chỉnh chạm đường EMA, các nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
Chiến lược sử dụng đường MA để giao dịch khi Pullback
4.2 Kết hợp sử dụng Fibonacci
Khi pullback xuất hiện ở giữa các xu hướng tăng và giảm giá thị trường, vậy nên việc ứng dụng Fibonacci sẽ vô cùng hiệu quả. Theo đó, Fibonacci sẽ chỉ ra các điểm cắt lỗ và chốt lời phù hợp. Nhà đầu tư có thể vào lệnh tại các mốc 50%, 61,8% và 38,2% khi xuất hiện các điểm Fibonacci thoái lui,
Tuy nhiên, các mốc này thường bị phá vỡ nhanh chóng, khi này Trader có thể cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro. Sau đó, tiếp tục chờ đợi các mốc Fibonacci mạnh mẽ hơn xuất hiện.
Điểm vào lệnh mua xuất hiện khi sử dụng Fibonacci
4.3 Kết hợp sử dụng kháng cự hỗ trợ
Nguyên lý khi giá chạm các đường kháng cự hoặc hỗ trợ sẽ có xu hướng bật lại. Các Trader nên tận dụng nguyên lý này để giao dịch thoái lui. Chiến lược này có thể thực hiện như sau:
- Xác định các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh trên biểu đồ. Các nhà đầu tư sau đó cần đợi giá điều chỉnh chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự thì sẽ thực hiện giao dịch Pullback.
- Đặt lệnh Sell khi giá chạm vào vùng kháng cự. Điểm vào lệnh thuận theo cây nến tín hiệu đỏ sau khi chạm vào vùng kháng cự và bật lại. Điểm cắt lỗ nằm trên vùng kháng cự. Điểm chốt lời nằm tại vùng hỗ trợ.
- Đặt lệnh Buy khi giá chạm vào vùng hỗ trợ. Điểm vào lệnh tại cây nến xanh khi giá chạm đường hỗ trợ và hướng lên. Điểm cắt lỗ nằm dưới vùng hỗ trợ và điểm chốt lời nằm tại vùng kháng cự.
Kết hợp sử dụng đường kháng cự và hỗ trợ để giao dịch với Fullback
4.4 Kết hợp sử dụng trendline
Khi kết hợp sử dụng Trendline, Trader cần dùng đường Trendline để vẽ và xác định xu hướng.
Nối tối thiểu 2 đỉnh hoặc đáy với nhau để xác định xu hướng thị trường hiện tại tăng hay giảm. Ngay sau đó, khi giá di chuyển chạm vào trendline thì nhà đầu có thể tiến hành vào lệnh mua/ bán.
- Đặt lệnh Sell khi giá chạm tới đường trendline nối các đỉnh với nhau.
- Đặt lệnh Buy khi giá chạm đường trendline nối các đáy với nhau.
Lưu ý: Trong những trường hợp các nến giao dịch đi qua đường Trendline quá dài, nhà đầu tư tuyệt đối hạn chế mở giao dịch. Bởi, đây rất có thể là một sự Breakout và đảo chiều của thị trường.
Điểm mua xuất hiện khi nhà đầu tư sử dụng đường Trendline để giao dịch với Pullback.
5. Kết luận
Trên đây là bài viết về vấn đề Pullback là gì trong chứng khoán và những chiến lược giao dịch tối ưu mà nhà đầu tư có thể tham khảo khi thị trường xuất hiện sự thoái lui. Mong rằng những thông tin phía trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về thị trường đầu tư và chứng khoán. Cảm ơn bạn đã đọc!