So sánh sàn Exness vs XM - Nên chọn sàn giao dịch nào?

Cả Exness vs XM  đều là hai sàn giao dịch có tiếng trên thị trường, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy giữa hai cái tên này thì đâu là sàn giao dịch phù hợp với nhu cầu và phong cách đầu tư của bạn? Cùng so sánh sàn Exness và XM qua bài viết ngay sau đây của The Brokers nhé!

So sánh sàn Exness và XM
So sánh sàn Exness và XM

Tổng quan về sàn Exness và XM

Sàn Exness

Sàn giao dịch Exness ban đầu được thành lập tại St. Peterburg, Nga vào năm 2008, sau đó chuyển trụ sở chính về thành phố Limassol, Séc. Ngoài ra, sàn còn có các văn phòng đặt tại Vương quốc Anh, Nam Phi, Curacao, Singapore,... Hiện tại, sàn Exness đang hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban Dịch vụ Tài chính FSA với số giấy phép là SD025.

Đây là sàn giao dịch được đánh giá uy tín trên thị trường, cung cấp các điều kiện giao dịch tốt cho nhà đầu tư như khớp lệnh nhanh, đòn bẩy linh hoạt, mức phí cạnh tranh, an toàn và minh bạch,... Nhờ vậy mà sàn Exness thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới tham gia giao dịch. Tính đến tháng 01/2023, sàn ghi nhận hơn 2.822 nghìn tỷ USD khối lượng giao dịch và hơn 414.502 khách hàng hoạt động mỗi tháng.

Sàn Exness vs XM
Giới thiệu tổng quan về sàn Exness

Sàn XM

Sàn XM được thành lập vào năm 2009, có trụ sở chính đặt tại Cộng hòa Síp (Cyprus) và các văn phòng đại diện tại Hungary, Hy Lạp, Úc và New Zealand. Với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, sàn đã thu hút hơn 10 triệu khách hàng đến từ 190 quốc gia trên thế giới tham gia giao dịch. 

XM được biết đến là nhà môi giới đáng tin cậy khi được cấp giấy phép hoạt động từ các tổ chức quản lý tài chính uy tín như CySEC, ASIC, IFSC và DFSA. Mọi thông tin về sàn đều được công khai, minh bạch trên website chính thức. Ngoài ra, đánh giá các của nhà đầu tư về trải nghiệm giao dịch tại sàn cũng khá tốt với nền tảng thân thiện, tốc độ thực thi lệnh nhanh chóng, không báo giá lại.

Sàn XM vs Exness
Giới thiệu tổng quan về sàn XM

So sánh sàn Exness và XM chi tiết

Để có thể giúp Trader trả lời được giữa XM vs Exness thì sàn giao dịch nào đáng được chọn, hãy cùng so sánh chi tiết qua các hạng mục như:

Sản phẩm giao dịch của Exness vs XM

Sản phẩm

Sàn Exness

Sàn XM

ForexHơn 100 cặp tiền tệ, bao gồm các cặp tiền chính, phụ và ngoại lai.Hơn 50 cặp tiền tệ, gồm các cặp tiền tệ chính, phụ và hiếm.
Hàng hóaKhông có.Gồm 8 loại nông sản là cà phê, ca cao, ngô, đậu nành, bột mì,...
Kim loạiGồm 10 mã kim loại phổ biến như vàng, bạc, bạch kim, palladium,...Gồm các kim loại quý là vàng, bạc, palladium,...
Tiền điện tửGồm 25 mã tiền điện tử phổ biến như BTC, ETH, BNB, ADA,...Hơn 31 loại tiền kỹ thuật số phổ biến như BTC, ETH, LINK, AVAX, AAVE, SOL,... 
Chỉ sốNhiều chỉ số phổ biến trên thế giới như FTSE100, Dow Jones, S&P 500,...Bao gồm 14 chỉ số tiền mặt, 10 chỉ số tương lai và 5 chỉ số cổ tức.
Cổ phiếuHơn 81 mã cổ phiếu có sẵn để giao dịch như Google, Amazon, Tesla, PepsiCo,...Hơn 100 mã cổ phiếu được giao dịch trên tài khoản Share.
CFD chứng khoánKhông cóTrên 1180 mã chứng khoán.
Năng lượngGồm 2 loại hàng hóa là dầu thô Brent và khí tự nhiên.Gồm 5 mã giao dịch về dầu và khí đốt.

Sàn Exness cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm giao dịch là ngoại hối, kim loại, tiền điện tử, chỉ số, cổ phiếu và năng lượng. Trong khi đó, khi giao dịch tại sàn XM, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm hơn, bao gồm ngoại hối, tiền điện tử, kim loại, hàng hóa, chỉ số, cổ phiếu, CFD chứng khoán và năng lượng.

Về số lượng sản phẩm, sàn Exness cung cấp hơn 100 cặp tiền tệ, sàn XM chỉ cung cấp hơn 50 cặp. Nhưng đổi lại, sàn XM cung cấp số lượng sản phẩm để giao dịch nhiều hơn. Cụ thể, sàn XM có hơn 1.390 sản phẩm, còn sàn Exness chỉ hơn 218 sản phẩm. Về khoản này sàn XM có vẻ đã ghi điểm nhiều hơn vì đa dạng hơn sự lựa chọn cho các Trader.. 

So sánh sàn Exness và XM
So sánh sàn Exness và XM về sản phẩm giao dịch thì sàn XM có số lượng sản phẩm vượt trội hơn

Chi phí giao dịch 

Phí

Sàn Exness

Sàn XM

Commission 

(Phí hoa hồng)

Miễn phí đối với tài khoản Standard, Pro.

Thu phí 3.5USD/lot đối với tài khoản Raw Spread và 0.2USD/lot đối với tài khoản Zero.

Miễn phí cho các loại tài khoản, ngoại trừ tài khoản Share.

Spread 

(Phí chênh lệch)

Từ 0.3 pip.Tương đối thấp, chỉ từ 0.6 - 1 pip.
Đòn bẩy1: Không giới hạn.Lên đến 1:1000.
Swap (Phí qua đêm)Có thu phí qua đêm đối với các loại tài khoản.Miễn phí trên tài khoản Micro và Standard, tính phí trên tài khoản XM Ultra Low và Share.
Phí nạp/rútMiễn phí.

Miễn phí cho các hình thức nạp/rút tiền. 

Đối với chuyển khoản ngân hàng quốc tế, miễn phí khi giao dịch đạt tối thiểu 200 USD.

Mức nạp tối thiểuTối thiểu 10 USD.Tối thiểu 5 USD.
Phí duy trì tài khoản khi không hoạt độngKhông thu phí duy trì tài khoản.

Sàn XM áp dụng phí duy trì đối với những tài khoản không hoạt động trong hơn 90 ngày.

Mức phí hàng tháng là 10 USD. Nếu số dư khả dụng còn dưới 10 USD, sàn XM sẽ trừ toàn bộ số tiền này. Nếu số dư khả dụng là 0 USD, bạn sẽ không bị tính phí.

Qua bảng so sánh sàn Exness và XM trên đây, có thể thấy chi phí giao dịch của hai sàn gần tương đương nhau. Tuy nhiên, sàn Exness có sự nổi trội hơn về mức đòn bẩy khi không giới hạn đòn bẩy đối với mọi tài khoản. Còn với sàn XM thì đòn bẩy tối đa là 1:1000.

So sánh đòn bẩy giữa sàn Exness vs XM
Sàn Exness cung cấp đòn bẩy giao dịch không giới hạn, còn sàn XM tối đa là 1:1000

Các loại tài khoản giao dịch

Sàn Exness cung cấp 5 loại tài khoản giao dịch, được chia làm 2 nhóm là tài khoản tiêu chuẩn (Standard, Standard Cent) và tài khoản chuyên nghiệp (Raw Spread, Zero, Pro). Còn sàn XM thì cung cấp cho trader 4 loại tài khoản giao dịch là Micro, Standard, XM Ultra Low và Share.


 

Loại tài khoản

Sàn Exness

Sàn XM

Standard

Standard Cent

Raw Spread

Zero

Pro

Micro

Standard

XM Ultra Low

Share

Đòn bẩy1:Không giới hạn1:Không giới hạn1:Không giới hạn1:Không giới hạn1:Không giới hạn1:10001:10001:1000Không
Phí SpreadTừ 0.3 pipTừ 0.3 pipTừ 0.0 pipTừ 0.0 pipTừ 0.0 pipTừ 1 pipTừ 1 pipTừ 0.6 pipPhụ thuộc vào tỷ giá
Phí hoa hồngMiễn phíMiễn phí3.5USD/lot0.2 USD/lotMiễn phíMiễn phíMiễn phíMiễn phíCó tính phí
Phí SwapCó tính phíCó tính phíCó tính phíCó tính phíCó tính phíCó tính phíCó tính phíMiễn phíMiễn phí
Số lượng lệnh mở/chờ tối đaKhông giới hạn1.000Không giới hạnKhông giới hạnKhông giới hạn300 lệnh300 lệnh300 lệnh50 lệnh
Khối lượng giao dịch tối thiểu0.01 lot0.01 lot0.01 lot0.01 lot0.01 lot0.1 lot 0.01 lot

Standard Ultra: 0.01 lot.

Micro Ultra: 0.1 lot

1 lot
Số tiền nạp tối thiểu10 USD10 USD200 USD200 USD200 USD5 USD5 USD5 USD10.000 USD

Khi so sánh sàn Exness và XM theo tiêu chí tài khoản giao dịch, có thể thấy cả hai sàn đều cung cấp khá nhiều loại tài khoản, đáp ứng đa dạng nhu cầu và phong cách giao dịch của nhà đầu tư. 

Nền tảng giao dịch của sàn XM vs Exness

  • Nền tảng giao dịch của sàn Exness: MT4 (Windows, macOS và Linux), MT5 (Windows, macOS và Linux), MetaTrader Web Terminal (trình duyệt web), MetaTrader di động (iOS và Android), Exness Terminal (trình duyệt web), Exness Trader (ứng dụng iOS và Android).
  • Nền tảng giao dịch của sàn XM: MT4 (Windows, macOS và Linux), MT5 (Windows, macOS và Linux), WebTrader (trình duyệt web), MetaTrader di động (iOS và Android), MT4 Multiterminal.

Có thể thấy, cả sàn Exness vs XM đều cung cấp 2 nền tảng giao dịch là MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Đây là hai nền tảng được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất hiện nay, tương thích trên cả máy tính và điện thoại di động. Ngoài ra, sàn Exness còn cung cấp thêm các nền tảng giao dịch độc quyền dành riêng cho người dùng của mình - điều mà sàn XM hiện tại vẫn chưa phát triển.

So sánh nền tảng giao dịch của XM vs Exness
So sánh sàn Exness và XM qua nền tảng giao dịch

Các công cụ giao dịch được hỗ trợ

  • Đối với sàn Exness: Sàn cung cấp đa dạng công cụ phân tích, nhà đầu tư có thể tìm thấy dễ dàng trên nền tảng giao dịch hay ứng dụng trình duyệt web. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có quyền truy cập vào một số công cụ hỗ trợ khác như:
    • Lịch kinh tế (có sẵn trên website hoặc ứng dụng).
    • Tín hiệu giao dịch của Trading Central (có sẵn trên ứng dụng của Exness).
    • Máy tính tài chính, máy tính tiền tệ, Tick History (truy cập trực tiếp từ website).
    • Trading Central Web T.V (cập nhật vào khoảng 12:00 GMT mỗi ngày, trước hoặc tại thời điểm khai mạc NYSE).
  • Đối với sàn XM: Sàn cung cấp rất nhiều tải liệu trực tuyến cho nhà đầu tư có thể theo dõi và học tập để nâng cao kỹ năng giao dịch. Bên cạnh đó, sàn cũng cũng cấp nhiều công cụ hỗ trợ nhà đầu tư phân tích giao dịch như:
    • Tổng quan thị trường (bằng tiếng Anh).
    • Gợi ý giao dịch (bằng tiếng Anh).
    • Lịch kinh tế (cập nhật theo tuần/tháng).
    • XM TV (bằng tiếng Anh).
    • Podcast (bằng tiếng Anh).
    • Trung tâm đào tạo (trực tiếp, video, hướng dẫn sử dụng nền tảng, hội thảo, lớp học tại chỗ).

Công cụ

Exness

XM

Lịch kinh tế

Máy tính tài chính

Bộ chuyển đổi tiền tệ

Không

Tick History

Không

Máy chủ VPS

Giao dịch tự động EA

Có 

Giao dịch sao chép

Không

Trading Central WebTV

Không

XM TV

Không

So sánh sàn Exness và XM về công cụ hỗ trợ
Cả sàn XM vs Exness đều có cung cấp lịch kinh tế

Chăm sóc khách hàng của Exness và XM

  • Sàn Exness: Sàn Exness cung cấp 4 dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, bao gồm điện thoại, email, live chat và trung tâm trợ giúp. 
    • Trung tâm trợ giúp xoay quanh các câu hỏi thường gặp của nhà đầu tư.
    • Trò chuyện trực tiếp là tính năng mà nhà đầu tư có thể truy cập trực tiếp từ website của sàn Exness.
    • Email của sàn thường phản hồi trong vòng 24 giờ.
    • Sàn có cung cấp số hotline cho trader Việt, nếu cần hỗ trợ nhanh chóng thì trader có thể liên hệ trực tiếp qua phương thức này.
  • Sàn XM: Sàn XM cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp với 27 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Việt. Để liên hệ với sàn, trader có thể lựa chọn 4 hình thức, đó là:
    • Hỗ trợ qua kênh email, phản hồi bằng tiếng Việt 24/5, thời gian phản hồi thường trong vòng 24 giờ. Nếu là thứ 7, chủ nhật thì sàn sẽ hỗ trợ từ 1 đến 2 ngày tiếp theo.
    • Hỗ trợ qua điện thoại 24/5, tương tự như kênh email.
    • Hỗ trợ qua live chat trên website của sàn 24/5 bằng tiếng Việt, nếu liên hệ vào thứ 7 và chủ nhật thì sàn sẽ hỗ trợ bằng tiếng Anh. Kênh chỉ hỗ trợ khi trạng thái là “trực tuyến”.
    • Hỗ trợ qua trung tâm trợ giúp với các câu hỏi mà nhà đầu tư thường gặp phải.

Để dễ hình dung sự khác nhau về dịch vụ hỗ trợ khách hàng của hai sàn, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sàn Exness và XM sau:

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Sàn Exness

Sàn XM

Thời gian hỗ trợHỗ trợ 24/7,  bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Thái Hỗ trợ 24/5 từ thứ 2 đến thứ 6, giờ làm việc của đội ngũ hỗ trợ khách hàng từ 05:00 đến 19:00 GMT
Ngôn ngữ hỗ trợ15 loại ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt27 loại ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt
Số hotline1800 6371

+357 25 029 933

+357 25 345 225

Emailsupport@exness.comvietnamese.support@xm.com
Live chat
Trung tâm trợ giúp

Nên chọn sàn Exness hay XM? Sàn nào tốt hơn?

Có thể thấy, cả sàn Exness và XM đều là các sàn giao dịch có độ uy tín cao trên thị trường. Trong đó, sàn XM nổi tiếng với các ưu điểm như phí giao dịch thấp, đa dạng sản phẩm và nền tảng đầu tư. Tuy nhiên, sàn có tính phí không hoạt động nếu tài khoản không giao dịch trong một thời gian cụ thể. Ngoài ra, khả năng thực hiện lệnh cũng có thể bị hạn chế nếu thị trường biến động mạnh.

Còn sàn Exness nổi tiếng trên toàn cầu với phí chênh lệch thấp, đa dạng tài khoản đầu tư, đòn bẩy không giới hạn,... Song, sàn có thu phí qua đêm và số lượng sản phẩm giao dịch còn khá ít so với các “ông lớn” trong ngành.

Như vậy, nếu bạn muốn tìm một sàn giao dịch có phí spread cạnh tranh, đòn bẩy không giới hạn thì Exness là cái tên phù hợp. Còn nếu muốn tìm sàn có đa dạng nền tảng, sản phẩm giao dịch thì XM sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.

So sánh Exness vs XM
Cả sàn Exness và XM đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng

Qua thông tin so sánh sàn Exness và XM ở trên, có thể thấy mỗi sàn đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc lựa chọn sàn nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích của nhà đầu tư. Hy vọng bài viết trên của The Brokers đã giúp bạn có thể so sánh sàn Exness và XM, cũng như đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để xem thêm nhiều bài viết khác nhé!

 

 

Cùng chủ đề

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Thực hư tin đồn Activax lừa đảo? Kiểm tra thông tin chi tiết

Activax đang dần khẳng định tên tuổi của mình giữa vô số sàn môi giới lừa đảo. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cáo buộc rằng Activax **scam** người dùng. Vậy liệu những cáo buộc này có thật hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để làm sáng tỏ vấn đề.Giấy tờ pháp lý được chấp nhận của sàn tài chính uy tínTrên thị trường hiện nay có nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, nhưng không phải sàn nào cũng sở hữu giấy phép pháp lý uy tín để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Dưới đây là một số loại giấy phép quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc xác minh uy tín của các sàn:1. Giấy phép FSCA: Cấp bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nam Phi, FSCA là cơ quan quản lý hàng đầu tại Nam Phi. Họ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính như quản lý tài sản, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả.2. Giấy phép FCA: Được cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh, FCA có vai trò

04/09/2024
Lượt xem:

247

Ngày đăng:

28/07/2024 3:05 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer