Stop Out là gì? Cách tính và phòng tránh bị Stop Out trong Forex

Trong thị trường Forex, ngoài mục tiêu sinh lời từ giao dịch tài chính, các trader cũng cần dự trù được các rủi ro có thể xảy ra để phòng tránh. Và một trong số đó chính là Stop Out. Hiểu và quản lý tốt Stop Out sẽ giúp trader giảm thiểu được nguy cơ cháy tài khoản và tăng khả năng thành công khi giao dịch trên thị trường Forex.

Stop Out Level là gì?

Stop Out Level là mức ngừng giao dịch trên thị trường Forex do các Broker quy định. Khi Margin Level đạt đến bằng hoặc dưới mức này, tài khoản của nhà đầu tư không còn đủ ký quỹ để duy trì các vị thể mở. Sàn giao dịch sẽ tự động kích hoạt Stop Out để bảo vệ tài khoản không bị cháy hoặc âm. Thông thường, ngưỡng này sẽ được đặt dưới Margin Call Level.

Stop Out Level có thể khác nhau tùy vào sàn giao dịch và từng loại tài khoản. Thông thường sẽ được xác định dưới dạng tỷ lệ phần trăm của số dư tài khoản và mức ký quỹ sử dụng cho các vị thế giao dịch. 

Stop Out Level là mức ngừng giao dịch cho các Broker quy định để bảo vệ tài khoản của trader

Stop Out là gì?

Stop Out là ngưỡng quan trọng mà sàn giao dịch sử dụng để đảm bảo rằng tài khoản của nhà đầu tư không bị âm hay cháy tài khoản. Khi Margin Level của tài khoản giảm xuống dưới ngưỡng này, sàn giao dịch sẽ thực thi Stop Out. Tất cả các vị thế mở sẽ bị sàn đóng một cách tự động mà không cần thông báo đến nhà đầu tư. Thứ tự thực hiện sẽ bắt đầu từ những lệnh có mức thua lỗ lớn nhất.

Mức Stop Out được thiết lập nhằm đảm bảo rằng nhà đầu tư không rơi vào tình trạng thua lỗ quá mức. Đồng thời giữ cho thị trường giao dịch an toàn và ổn định. Nhà đầu tư cần lưu ý đến mức quy định của sàn và quản lý vốn thông minh, tránh vượt quá mức này.

Khi Margin Level giảm xuống dưới Stop Out Level thì Stop Out sẽ được thực thi

Cách tính Stop Out

Thông thường, ngưỡng Stop Out của các sàn giao dịch Forex sẽ dao động trong khoảng từ 20 - 30%. Nghĩa là khi Margin Level trong tài khoản của trader giảm xuống bằng hoặc dưới 20 - 30%, các vị thế mở sẽ bị đóng để đảm bảo an toàn cho tài khoản.

Công thức tính cụ thể như sau:

Stop Out = Equity (Số dư tài khoản) / Margin (Số tiền ký quỹ để mở lệnh)

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa sau đây: Giả sử bạn có một tài khoản đang giao dịch tại sàn X có quy định Stop Out là 30%. Tổng số dư của tài khoản hiện có là $20.000. Bạn thực hiện mở một vị thế giao dịch với mức ký quỹ là $3.000.

Nếu thị trường biến động ngược với dự đoán của bạn khiến vị thế đang mở bị lỗ $19.200. Lúc này, số dư tài khoản của bạn chỉ còn $800. 

Stop Out sẽ được tính như sau: 800/3.000= 26,67% (dưới mức quy định của sàn)

Lúc này, sàn giao dịch sẽ thực thi Stop Out và tự động đóng các vị thế mở của bạn.

Sàn giao dịch tự động đóng các vị thế mở nếu Stop Out vượt ngưỡng quy định

Stop Out tác động đến trader như thế nào?

Stop Out khiến các vị thế giao dịch của nhà đầu tư bị đóng tự động khi Margin Level giảm xuống dưới mức Stop Out Level. Điều này có thể gây ra nhiều thất thoát đối với trader.

  • Đóng các vị thế mở: Các vị thế giao dịch của trader sẽ bị đóng tự động, dẫn đến mất mát tài chính và không thể gỡ gạc.
  • Mất cơ hội thu lợi nhuận: Stop Out có thể khiến trader bị đóng các vị thế mở dù chúng có tiềm năng sinh lời. Điều này có thể làm mất đi cơ hội thu lợi nhuận từ các vị thế đó nếu trong tương lai, thị trường phát triển theo đúng kỳ vọng của trader.
  • Giới hạn khả năng giao dịch: Khi gặp Stop Out, số lượng vị thế có thể mở mới của nhà đầu tư sẽ bị hạn chế. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các cơ hội giao dịch mới và quản lý rủi ro.
  • Bị mất tâm lý và tự tin khi giao dịch: Khi các vị thế bị đóng tự động, nhà đầu tư có thể cảm thấy thất bại và không còn tự tin để đưa ra quyết định giao dịch tiếp theo.

Các nhà đầu tư có thể mất một khoản đầu tư không nhỏ khi bị sàn đóng các vị thế tự động

Tuy nhiên, Stop Out cũng có mục đích bảo vệ trader khỏi nguy cơ thua lỗ đậm và cháy tài khoản. Vì vậy, để tránh tổn thất không mong muốn, các trader cần quản lý rủi ro một cách cẩn thận, đặt các mức Stop Loss hợp lý. Đồng thời theo dõi tài khoản thường xuyên để tránh gặp bị đóng vị thế không mong muốn.

Stop Out và Margin Call khác nhau như nào?

Stop Out và Margin Call đều được các Broker đưa ra để ngăn chặn tình trạng các trader bị cháy tài khoản khi giao dịch tài chính. Song giữa chúng sẽ có những khác biệt nhất định.

 

Stop Out 

Margin Call 

Bản chất

Sàn giao dịch sẽ tự động đóng một hoặc nhiều vị thế của nhà đầu tư mà không thông báo trước. Các nhà đầu tư cũng không thể can thiệp vào quá trình này.

Sàn giao dịch gửi thông báo cho nhà đầu tư khi số dư ký quỹ không đủ để duy trì các vị thể mở.

Mức độ cảnh báo

Các vị thế mở sẽ lần lượt bị đóng, bắt đầu từ những vị thế có mức thua lỗ nhiều nhất.

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc tự đóng vị thế.

Mức kích hoạt

Thường thấp hơn so với mức Margin Call (khoảng 20 - 30%).

Thường cao hơn so với mức Stop Out (khoảng 100% hoặc thấp hơn).

Mức độ ảnh hưởng của Stop Out sẽ nặng hơn so với Margin Call

Ví dụ minh họa về Stop Out và Margin Call như sau:

Hiện tại, số dư tài khoản của bạn đang là $1.000. Bạn thực hiện đặt 5 lệnh giao dịch với mức ký quỹ của mỗi lệnh là $100. Sàn giao dịch quy định Margin Call Level là 100%, Stop Out Level là 20%. Như vậy:

Used Margin = $100 x 4 = $400

Margin Level = 1.000/400 = 250%

Nếu như thị trường biến động ngược với dự đoán khiến mỗi lệnh của bạn bị thua lỗ S150. 

Equity = $1.000 - 150x4 = $400

Margin Level = 400/400 = 100%

Lúc này, sàn sẽ gửi thông báo Margin Call cho bạn. Nếu bạn không thực hiện đóng bớt lệnh hay nạp thêm tài khoản khiến mỗi lệnh tiếp tục lỗ thêm $70. Lúc này: Equity = $1000 - (150 + 70) x 4 = $120

Stop Out = 120 / 400 = 30%

Khi chạm đến mức lỗ này, sàn sẽ tự động kích hoạt Stop Out và đóng các lệnh đang mở của bạn để tránh tài khoản bị âm hay cháy tài khoản.

Nếu bị Margin Call thì trader sẽ nhận được thông báo, nhưng nếu Stop Out thì sẽ bị đóng vị thế mở một cách tự động

Cách phòng tránh Stop Out trong giao dịch Forex

Như đã đề cập ở trên, khi bị Stop Out, các lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ chịu không ít ảnh hưởng. Do đó, nhà đầu tư cần có biện pháp đề phòng tránh Stop Out.

Không đặt đòn bẫy quá lớn

Đặt mức đòn bẩy phù hợp và xác định tỷ lệ rủi ro có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch. Bởi vì, mức đòn bẩy quá cao đồng nghĩa với mức rủi ro cũng sẽ cao.

Hạn chế thực hiện giao dịch trước các sự kiện quan trọng

Vào thời điểm các tin tức hay sự kiện diễn ra, giá thường có biến động rất mạnh và khó lường trước. Nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch trước thời điểm này để tránh rủi ro.

Hạn chế thực hiện lệnh khi thị trường có biến động khó lường

Nên đặt lệnh với số vốn nhỏ

Hãy đảm bảo rằng nhà đầu tư chỉ sử dụng một phần vốn nhỏ cho mỗi giao dịch! Đồng thời giữ cho mình một quỹ dự phòng cho các rủi ro. Việc đặt hết vào một lệnh có thể khiến nhà đầu tư mất trắng nếu giá biến động ngược với dự đoán.

Sử dụng các công cụ giúp xác định mức cắt lỗ

Hiện nay có rất nhiều công cụ có thể giúp nhà đầu tư xác định điểm cắt lỗ để có thể bảo vệ vốn, tránh rơi vào Stop Out. Nhà đầu tư có thể nghiên cứu và sử dụng các công cụ như chỉ báo ATR, Fibonacci, tỷ lệ R: R,... để đảm bảo an toàn cho tài khoản.

Luôn đặt Stop Loss khi mở lệnh mới

Đặt Stop Loss cho mỗi giao dịch mới để giới hạn mức rủi ro và cắt lỗ đúng lúc. Stop Loss sẽ là mức giá mà nhà đầu tư quy định để vị thế giao dịch tự động đóng nếu giá đi ngược lại dự đoán. Điều này giúp bảo vệ vốn và gia tăng hiệu quả sinh lời cho nhà đầu tư.

Đặt Stop Loss giúp các trader an tâm hơn khi thực hiện giao dịch

Phân tích kỹ thuật giao dịch kỹ lưỡng

Sử dụng các phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào và thoát lệnh hợp lý. Điều này giúp nhà đầu tư không bị thua lỗ quá mức và tăng cơ hội lợi nhuận.

Không nhồi lệnh

Nhiều nhà đầu tư có tâm lý cố gỡ gạc khi thua lỗ nên thường nhồi thêm lệnh. Tuy nhiên, nếu không may, tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị cháy nhanh hơn. Vì vậy, hãy ổn định tâm lý và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vào lệnh!

Đừng thực hiện giao dịch nếu như tâm lý không thực sự ổn định

Quản lý tài khoản chặt chẽ

Theo dõi và quản lý tài khoản một cách cẩn thận. Đừng để bị tích luỹ một khoản lỗ lớn, cũng như có đủ ký quỹ để tiếp tục giao dịch. Nhà đầu tư cũng có thể thiết lập mức rút lợi nhuận định kỳ để giảm rủi ro.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Stop Out là gì, cũng như các tính và phòng tránh hiệu quả. Có thể thấy, Stop Out có vai trò quan trọng trong giao dịch Forex, đòi hỏi bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần biết rõ. Qua đó có thể quản lý tốt tài khoản và phòng tránh các rủi ro không mong muốn khi tham gia vào thị trường Forex.

Cùng chủ đề

Vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 1 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 1 triệu đồng/lượng

Diễn biến giá vàng trong nướcMở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng nhẫn của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được điều chỉnh lên mức 85,1-86,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200.000 đồng mỗi lượng so với phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng điều chỉnh giá vàng nhẫn lên mức 86,1-87,1 triệu đồng/lượng.Chỉ trong hai ngày, giá vàng miếng SJC đã tăng 3 triệu đồng/lượng, cho thấy sức mạnh của vàng trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Điều này có thể được xem là tín hiệu tích cực cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm kênh đầu tư ổn định.Tình hình vàng quốc tếTrên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện đang ở mức 2.727 USD/ounce, giảm 11,7 USD/ounce so với phiên đêm qua. Dù có sự điều chỉnh, giá vàng tương lai tháng 12/2024 trên sàn Comex New York vẫn duy trì ở mức 2.741,75 USD/ounce.Bất chấp sự điều chỉnh này, các chuyên gia nhận định rằng giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi những yếu tố địa chính trị và chính sách tiền tệ từ Cụ

22/10/2024
Lượt xem:

1,230

Ngày đăng:

16/08/2023 4:51 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer