Vsa là gì? Tip vận dụng Volume Spread Analysis vào giao dịch

VSA là viết tắt của “Volume Spread Analysis”, là một phương pháp phân tích thị trường dựa trên giá và khối lượng giao dịch. Nó giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hành động của thị trường và dự đoán xu hướng giá. Vậy VSA là gì? Hãy cùng The Brokers khám phá sâu hơn về cách VSA hoạt động và cách giao dịch với phương pháp VSA ngay nội dung dưới đây!

VSA (Volume Spread Analysis) là gì?

VSA là gì - là từ viết tắt cho cụm Volume Spread Analysis. Theo nghĩa tiếng Việt, nó được gọi là phân tích khối lượng chênh lệch giá. Đây là một phương pháp phân tích biến động giá được dựa trên quan hệ cung và cầu. Phương pháp VSA hỗ trợ nhà đầu tư dự đoán xu hướng sắp diễn ra của thị trường. Việc dự đoán này sẽ nhờ vào công cụ chủ yếu là khối lượng và đồ thị giá.

VSA là gì? Phương pháp vsa là gì?
Phương pháp VSA là gì? Cách vận dụng Volume Spread Analysis vào giao dịch

Với Volume Spread Analysis, biến động giá sẽ xảy ra là do nguyên nhân mất cân bằng giữa quan hệ cung - cầu trên thị trường. Điều này có ảnh hưởng bởi động thái từ nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các “ông lớn” trong ngành.

Lịch sử ra đời của phương pháp VSA

Phương pháp VSA là gì được phát triển từ Tom Williams, ông cũng là người đã phát minh ra chương trình giao dịch trên máy tính Wyckoff Volume Spread Analysis (Wyckoff VSA). Đồng thời Tom Williams còn là chuyên gia đầu tư chứng khoán rất nổi tiếng trên thế giới.

Từ phương pháp Wyckoff, Tom Williams đã nghiên cứu và phát triển thêm tầm ảnh hưởng của chênh lệch giá. Song song đó, ông cũng chỉ ra mối quan hệ quan trọng của nó với khối lượng giao dịch và mức giá khi đóng phiên.

lịch sử ra đời của phương pháp vsa
Tom Williams là cha đẻ của phương pháp VSA

Năm 1993, Tom Williams đã công bố phương pháp Volume Spread Analysis trong quyển Master of Market. Và đã phát triển chương trình giao dịch máy tính Wyckoff VSA còn giá trị đến ngày nay. 

Các thành phần của phương pháp VSA

Phương pháp VSA sẽ có 3 thành phần cũng là 3 biến số chính, đó là:

Volume - Khối lượng giao dịch

Nhiều nhà đầu tư nghiệp dư không chú ý đủ đến tầm quan trọng của khối lượng giao dịch, dẫn đến những sai lầm không đáng có. Các chỉ báo (indicators) thường dựa vào khối lượng giao dịch để phân tích biến động giá cả, nhưng phương pháp này vẫn có những giới hạn. 

Ví dụ: Mặc dù một số chỉ báo cho thấy giá sẽ tăng khi khối lượng giao dịch cao nhưng giá vẫn có thể giảm hoặc đi ngang dù khối lượng giao dịch không thay đổi. Điều này cho thấy còn nhiều yếu tố khác cần xem xét trên biểu đồ giá.

Có 2 khối lượng giao dịch mà nhà đầu tư cần quan tâm khi sử dụng phương pháp VSA, đó là:

  • Khối lượng cao hơn trung bình: được hiểu là mức khối lượng giao dịch vượt qua mức trung bình nhưng không cao hơn đỉnh gần nhất. Thông thường, người ta dùng đường MA(20) của Volume để tính mức trung bình khối lượng giao dịch.
  • Khối lượng siêu cao: là khi khối lượng của một phiên giao dịch vượt quá mức cao nhất đã từng được ghi nhận trong các phiên trước.

Spread - Chênh lệch giá

Là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của một cổ phiếu trong một phiên giao dịch, độ chênh lệch này thể hiện qua độ dài của thân nến trên biểu đồ. Spread khi kết hợp với khối lượng giao dịch, giúp nhận diện tình hình cung cầu và mức độ quyết liệt giữa người mua và người bán.

Lưu ý: "Spread" ở đây không đề cập đến chênh lệch giữa giá mua (Bid) và giá bán (Ask) như chúng ta thường biết.

Close - Giá khi đóng cửa

Là giá cuối cùng được ghi nhận trong một phiên giao dịch, đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích VSA và là điểm đặc biệt của phương pháp này so với các phương pháp khác.

Cách giao dịch với phương pháp VSA

Trong phần này, The Brokers sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách giao dịch với phương pháp VSA đó là “Sign of Weakness (SOW) - Dấu hiệu giảm giá" và "Sign of Strength (SOS) - Dấu hiệu tăng giá", cụ thể như sau:

Sign of Weakness – Dấu hiệu giảm giá

Sign of Weakness (viết tắt là SOW) có nghĩa là dấu hiệu giảm giá, dấu hiệu này thường xảy ra khi nhu cầu đã dần trở nên cạn kiệt do đợt tăng giá kéo dài. Lượng mua ít đi, bên mua sẽ chốt lời và nguồn cung sẽ tăng lên, hiểu đơn giản là “Cung > Cầu”. Ứng dụng giao dịch này sẽ có 3 mẫu hình chính:

Up Thrust – Lực đẩy lên

Mẫu hình này gồm một nến Pin bar đảo chiều giảm với thân nến rất nhỏ, đi kèm với khối lượng giao dịch cao hoặc trung bình. Theo phương pháp VSA, nến nhỏ thường đi kèm với khối lượng nhỏ. Sự khác biệt giữa giá và khối lượng trong mẫu hình này cho thấy nguồn cung lớn hơn cầu, dự báo giá sẽ giảm trong tương lai gần.

Up Thrust - Lực đẩy lên

Buying Climax – Cao trào Mua

Tiếp theo là mẫu hình Buying Climax (cao trào mua). Nó bao gồm một thanh nến tăng và khối lượng cao trên trung bình hoặc khối lượng siêu cao. Đặc điểm thanh nến tăng là có spread lớn (thân nến dài), giá đóng cửa vượt mức giá cao nhất và bóng nến trên dài rất đáng kể. 

Buying Climax - Cao trào mua

No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua

Giao dịch phương pháp vsa là gì dấu hiệu giảm giá có mẫu mô hình phổ biến thứ ba là No Demand Bar. Tín hiệu cho thấy, cầu đang yếu dần đi và cung đang tăng lên. Trong tương lai, rất có thể thị trường sẽ giảm giá, nó bao gồm thanh nến tăng (thân nến nhỏ) và khối lượng thấp hơn 2 phiên trước. 

No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua

Sign of Strength – Dấu hiệu tăng giá

Cách giao dịch Volume Spread Analysis với ứng dụng thứ hai là Sign of Strength (SOS) hay dấu hiện tăng giá. Điều này xảy ra khi nguồn cung đã dần trở nên cạn kiệt do đợt giảm giá kéo dài, hiểu đơn giản là “Cầu > Cung”. Ứng dụng giao dịch này cũng có 3 mẫu hình chính:

Down Thrust – Lực đẩy xuống

Mẫu Down Thrust là khi có một nến rút chân đảo chiều tăng, thường đi kèm với khối lượng giao dịch cao hoặc siêu cao. Điều này dự báo một xu hướng tăng giá. Để chắc chắn, bạn có thể chờ cổ phiếu tăng thêm vài phiên để xác nhận hoặc mua ở mức giá giảm phù hợp.

Down Thrust - lực đẩy xuống

Selling Climax – Cao trào Bán

Giao dịch VSA chứng khoán theo chiều hướng tăng giá có mẫu hình tiếp theo là Selling Climax (cao trào bán). Nó bao gồm nến giảm với chênh lệch lớn và giá đóng cửa thấp hơn đáy gần nhất. Bên cạnh đó là khối lượng cao trung bình hoặc siêu cao. 

Selling Climax – Cao trào Bán

No Supply Bar – Nến không có nguồn cung

Cuối cùng là mẫu hình No Supply Bar (nến không có nguồn cung). Nó bao gồm thanh nến giảm (thân ngắn), spread thấp và khối lượng sẽ ít hơn 2 thanh nến trước đó. 

No Supply Bar

Nguyên lý hoạt động của phương pháp phân tích VSA

Phương pháp phân tích khối lượng chênh lệch giá thường tập trung vào mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch và chênh lệch giá trong từng thanh nến. Khi cung - cầu cân bằng, chênh lệch giá và khối lượng sẽ có "sự xác nhận". Ngược lại, nếu có "sự bất thường" thì thị trường đang mất cân bằng, giá có thể đi lên hoặc xuống tùy thuộc vào cung hoặc cầu.

  • Sự xác nhận: Xảy ra khi thân nến cao (chênh lệch giá lớn), khối lượng giao dịch cũng cao. Nếu thân nến thấp (chênh lệch giá nhỏ), khối lượng giao dịch cũng thấp.
  • Sự bất thường: Khi thân nến cao nhưng khối lượng thấp, hoặc thân nến thấp nhưng khối lượng cao. Điều này cho thấy mối quan hệ cung – cầu không cân đối, có thể xuất hiện “dấu hiệu Tăng giá (SOS)” hoặc “dấu hiệu Giảm giá (SOW)”.

Phân tích sự bất thường trong các mẫu hình của SOS và SOW

Trong ứng dụng giao dịch phương pháp VSA là gì sẽ có 3 mẫu hình từ SOS và SOW. Theo đó:

Sự bất thường từ Up Thrust (SOW) và Down Thrust (SOS) như sau: xuất hiện khi thân nến Pin bar nhỏ nhưng khối lượng giao dịch lại rất lớn (siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình).

Sự bất thường từ Up Thrust (SOW) và Down Thrust (SOS)

Sự bất thường từ Buying Climax (SOW) và Selling Climax (SOS) như sau: Mẫu hình này có thân nến dài và khối lượng cao, tạo cảm giác không có gì lạ. Nhưng điểm bất thường ở đây nằm ở hành động từ chối giá của thị trường. 

  • Trong mẫu Buying Climax, thân nến dài kèm theo bóng nến trên cho thấy phe bán muốn ngăn chặn đà tăng giá, khiến khối lượng cần giảm. Nhưng thực tế, khối lượng lại tăng, tạo ra sự bất thường.
  • Trong mẫu Selling Climax, bóng nến dưới dài cho thấy phe mua đang cố gắng từ chối giá xuống, khiến khối lượng cần giảm. Nhưng tại đây, khối lượng lại tăng, tạo ra sự bất thường khác.
Sự bất thường từ Buying Climax (SOW) và Selling Climax (SOS)

Riêng với No Demand Bar (SOW) và No Supply Bar (SOS):  thường có thân nến ngắn và khối lượng thấp nên rất hiếm xảy ra trường hợp bất thường. Dù không có sự bất thường ở đây, việc cung (SOS) hoặc cầu (SOW) bất ngờ yếu đi sẽ làm cung-cầu mất cân bằng và dẫn đến khi không có cung > giá tăngkhi không có nhu cầu > giá giảm.

Tại sao phương pháp VSA có thể hoạt động tốt và tốt hơn các phương pháp phân tích khác?

Mấu chốt trong giao dịch phương pháp vsa đó là về mối quan hệ giữa khối lượng và chênh lệch giá. Dựa vào đây, trader có thể xác định sự chuyển động của thị trường, từ đó giúp nắm bắt xu hướng giá trong tương lai tốt hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp VSA tập trung vào việc theo dõi hành động của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, hay còn gọi là dòng tiền thông minh. Những người này có tài sản lớn và có khả năng ảnh hưởng đến thị trường. Do đó, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường giao dịch theo đám đông, có thể bị dòng tiền này đánh bại.

Vì sao VSA được cho là tối ưu hơn so với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản?

Với phân tích kỹ thuật: trader chỉ tập trung chủ yếu vào biểu đồ. Và gần như các giao dịch đều rất giống nhau. Điều này khiến cho “ông lớn” dễ theo dõi hành vi. Nếu họ “tung đòn lớn” để quét stop loss thì nhà đầu tư rất dễ mắc bẫy.

Với phân tích cơ bản: các phạm trù và phía cạnh phân tích của phương pháp này tương đối rộng lớn. Những trader trẻ ít kinh nghiệm sẽ không theo kịp. Đồng thời dễ bị mâu thuẫn trong phân tích và dẫn đến quyết định giao dịch sai lệch, kém hiệu quả.

Các rủi ro khi dùng phương pháp VSA

Một số rủi ro khi sử dụng phương pháp VSA mà nhà đầu tư cần biết, đó là:

  • VSA không định giá chính xác 100% trong mọi hoàn cảnh.
  • Phương pháp này chỉ giúp dự báo xu hướng giá với độ chính xác cao, không phải là dự đoán chính xác.
  • Không nên lệ thuộc quá nhiều vào VSA, vẫn cần phải kết hợp với các yếu tố phân tích khác để đưa ra nhận định chính xác.
  • Trong thị trường Forex, khối lượng giao dịch thường không được hiển thị rõ ràng và có thể không chính xác. Điều này làm giảm khả năng tin cậy của việc sử dụng chỉ số khối lượng trong phân tích VSA.
  • Cần phải kết hợp với các phương pháp khác như phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về thị trường.

Lời Kết

Trên đây là những tìm hiểu về VSA là gì. Cũng như các cách để vận dụng Volume Spread Analysis vào giao dịch hiệu quả nhất. Nếu quan tâm đối với phân tích khối lượng chênh lệch giá, bạn nên tham khảo và áp dụng phương pháp này khi đầu tư tài chính, đặc biệt là với forex và chứng khoán.

Cùng chủ đề

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Đầu tư vàng cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất

Vàng luôn là lựa chọn đầu tư an toàn và vững chắc, đặc biệt trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đầu tư vào vàng, giúp tối ưu hóa hiệu quả và bảo vệ tài sản một cách tốt nhất.Các yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vàngĐể đạt được hiệu quả tối ưu khi đầu tư vào vàng, bạn cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.Xác định chiến lược đầu tư vàng đúng đắnTrước khi bắt đầu đầu tư, việc xác định chiến lược rõ ràng là rất quan trọng. Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư của mình:Là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn?Có phải bạn đang tìm kiếm sự bảo toàn tài sản hay lợi nhuận nhanh chóng?Việc có một kế hoạch đầu tư cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và tránh được những rủi ro không cần thiết.Chọn loại vàng phù hợpCó nhiều loại vàng để đầu tư, từ vàng miếng, vàng nhẫn đến vàng trang sức. Mỗi loại vàng có đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích đầu tư

25/09/2024
Lượt xem:

7,171

Ngày đăng:

04/10/2022 9:00 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer