Nhiều đường dây đánh bạc, sàn tiền ảo, sàn ngoại hối (forex) lừa đảo với nhiều hình thức tinh vi như sử dụng ví điện tử hoặc qua cổng nạp trung gian, khiến cơ quan chức năng lo ngại và muốn siết chặt quy định về phòng chống rửa tiền. Song song đó còn tồn tại nhiều dịch vụ trung gian thanh toán “trá hình” như cổng nạp Vimass của sàn Tradeska.
Ai đứng sau cổng nạp Vimass - Công ty giải pháp toàn cầu của sàn Tradeska?
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến nay có 49 tổ chức trung gian thanh toán được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động trên thị trường, trong đó có 46 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Đến cuối năm 2022, số lượng ví điện tử đang hoạt động là khoảng 33,16 triệu ví.
Danh sách các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, đã có những đối tượng lợi dụng ví điện tử/cổng nạp trung gian để thực hiện các hành vi bất hợp pháp như tổ chức đánh bạc, cá độ, thậm chí là rửa tiền... Thời gian gần đây, qua điều tra của cơ quan Công an, có nhiều đối tượng tổ chức đánh bạc lợi dụng chức năng chuyển tiền miễn phí giữa các ví điện tử để tạo ra một dạng sòng bạc trực tuyến. Với số lượng người chơi lớn nên mỗi đường dây đánh bạc qua ví điện tử đều có lượng giao dịch khủng.
Cổng thanh toán trung gian Vimass - Công ty giải pháp toàn của sàn Tradeska.
Điển hình, anh Lê Huỳnh Việt Khánh được một người tên Nguyễn Thị Đương mở tài khoản ID 8810436 tại sàn Forex Tradeska Limited. Tại đây, anh Khánh đã nạp 5000 USD (tương đương 130.000.000 VNĐ) qua số tài khoản 001800001589194, ngân hàng VPBank, chủ tài khoản Vimass- Công ty giải pháp toàn cầu.
Kiểm tra danh sách các tổ chức được NHNN cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán trên Website https://www.sbv.gov.vn/ của NHNN thì không có thông tin tổ chức cổng nạp Vimass- Công ty giải pháp toàn cầu của sàn Tradeska. Qua đó chỉ có một cổng nạp của Công ty TNHH Dịch vụ Nền di động Việt Nam (VIMASS CO.,LTD) là “hao hao” giống với cổng nạp trên.
Để là rõ Công ty VIMASS CO.,LTD có công ty con hay chi nhánh nào mang tên Vimass- Công ty giải pháp toàn cầu hay không? PV đã liên hệ qua số 02439416205 của Công ty VIMASS CO.,LTD. Tại đây, người nghe máy đã khẳng định: Công ty VIMASS CO.,LTD không mở chi nhánh hay cổng nạp mang tên Vimass - Công ty giải pháp toàn cầu.
Câu hỏi được đặt ra: Sau khi người chơi nạp tiền cho sàn Forex Tradeska thông qua cổng nạp Vimass - Công ty giải pháp toàn cầu thì nguồn tiền tiếp theo sẽ đi đâu? Cổng nạp trung gian Vimass - Công ty giải pháp toàn cầu có chịu thuế và các quy định của pháp luật hay không? Ai là người đứng sau cổng nạp trung gian này?
Nguyễn Thị Đương, quản lý IB sàn Tradeska tại khu vực phía Nam.
Ai đứng sau sàn Forex Tradeska?
Trước đó, Tạp chí Luật sư Việt Nam đăng tải bài viết Chiêu 'lùa gà bắt cả đàn' của sàn Tradeska. Bài viết trên đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của dư luận địa phương và những người đang tham gia đầu tư Forex.
Cụ thể, cuối tháng 4/2023 anh Lê Huỳnh Việt Khánh nhận được cuộc gọi từ số thuê bao 0935856687 gọi đến và mời chào anh tham gia chứng khoán quốc tế tại sàn Tradeska. Tại đây, anh Khánh đã đồng ý mở tài khoản có ID 8810436 và tham gia đầu tư cho sàn này 5000 USD. Qua đó, anh Khánh đã nạp số tiền là 5.000 USD ( qua số tài khoản 001800001589194, ngân hàng VPBank, chủ tài khoản Vimass - Công ty giải pháp toàn cầu.
Lê Thị Thùy Dung thường xuyên đăng tải mời chào tham gia Forex.
Theo đó, PV Tạp chí Luật sư Việt Nam đã xin được làm nhân viên môi giới (viết tắt của từ Introducing Broker - IB) của sàn Tradeska này tại địa chỉ tầng 6, tòa nhà Hi Friendz số 43 Nguyễn Sơn Hà, phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Sau khi bị Tạp chí Luật sư Việt Nam phản ánh, Nguyễn Thị Đương (quản lý IB sàn Tradeska) đã thông báo cho toàn nhân viên nghỉ việc.
Tiếp đó, quá trình PV “thâm nhập” tại sàn thì được một nhân viên IB “kỳ cựu” của Tradeska cho biết, Nguyễn Thị Đương chỉ là quản lý khu vực phía Nam còn người quản lý sàn Tradeska tại Việt Nam có tên là Lê Thị Kim Anh.
Thông qua các mối quan hệ trong lĩnh vực Forex, PV đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, đó là cả gia đình Lê Thị Kim Anh đều làm trong lĩnh vực Forex. Cụ thể, Lê Thị Kim Anh có chị gái ruột tên là Lê Thị Thùy Dung. Người này sử dụng số điện thoại 0963863891 thường đăng trên nền tảng Facebook mình là trader chuyên nghiệp và có thể cứu cháy các tài khoản Forex.
Tiếp đó, em dâu của Lê Thị Kim Anh tên là Trịnh Thị Ánh. Tương tự như các người chị của mình, Ánh dùng điện thoại 0332053115 - 0974714245 đăng trên Facebook mời chào tham gia lĩnh vực Forex. Điều bất ngờ hơn hết, là chồng của Lê Thị Thùy Dung và Trịnh Thị Ánh đều làm trong lực lượng vũ trang.
Trịnh Thị Ánh sử dụng số điện thoại 0332053115 đăng tải thông tin trên Facebook.
Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, dù các đơn vị trung gian thanh toán không có nghĩa vụ và không kiểm soát mục đích sử dụng của khách hàng, nhưng không vì thế mà buông lỏng việc kiểm tra, giám sát. Các đơn vị này phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các giao dịch, tài khoản bất thường. Chẳng hạn, một tài khoản bình thường không thể nhận chuyển tiền từ hàng nghìn tài khoản khác được. Khi có những giao dịch như thế, các đơn vị này cần phải kiểm tra ngay. Việc mở tài khoản cũng cần được xác minh kỹ càng, không thể cho đua nhau mở. Trong trường hợp, các đơn vị trung gian hợp tác cung cấp dịch vụ cho các sàn forex, tiền ảo, tiền điện tử và được hưởng lợi từ việc này, cơ quan chức năng cần truy cứu trách nhiệm hình sự.