Đòn bẩy tài chính là một khái niệm quen thuộc với các doanh nghiệp. Nó cho phép chủ thể gia tăng tài sản nhanh chóng với điều kiện vốn hạn chế. Vậy ở trong thị trường giao dịch forex, đòn bẩy là gì? Có những chiến lược sử dụng Leverage và giao dịch đòn bẩy như thế nào? Hãy cùng The Brokers giải đáp những vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Trong kinh tế học, đòn bẩy tài chính (Leverage) là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận có thể thu về.
Theo đó, trong chứng khoán, ta có thể hiểu Leverage đơn giản là một công cụ giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch với số tiền lớn hơn số vốn gốc của bạn. Việc tận dụng đòn bẩy này khi giao dịch giúp Trader thu về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, đi kèm với khả năng sinh lời cao, Trader cũng phải chịu mức rủi ro tương tự. Nhẹ là giao dịch thua lỗ, nặng hơn là cháy tài khoản giao dịch.
Ví dụ về đòn bẩy trong giao dịch tiền điện tử: Tổng nguồn vốn tài khoản của bạn là 100$. Nhưng bằng cách sử dụng đòn bẩy với các margin (ký quỹ), nhà đầu tư có thể mở giao dịch có khối lượng lên đến 200$, 300$ hay 500$,...
Sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán (Leverage) để sinh lời nhanh chóng với điều kiện vốn có hạn.
2. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (Leverage) có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp và đặc biệt là với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
- Đòn bẩy giúp tối ưu hóa lợi nhuận trên số vốn nhỏ. Dựa vào các đòn bẩy nhà đầu tư có thể lên kế hoạch giao dịch với khối lượng lớn. Thay vì phải trả tiền đầy đủ cho một giao dịch, khi này Trader chỉ phải thanh toán một phần nhỏ giá trị của giao dịch đó. Đây là một lợi ích lớn dành cho các Trader nhỏ, có vốn ít và cũng là công cụ tối ưu giao dịch hiệu quả cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Đòn bẩy trong giao dịch điện tử cho phép Trader vào thị trường với số vốn thấp hơn. Thông thường, số tiền tối thiểu để Trader bước vào một thị trường là 1000$. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng đòn bẩy, bạn hoàn toàn có thể vào thị trường và mở vị thế chỉ với 1$. Leverage mở ra những cơ hội đầu tư và tăng trưởng lớn cho mọi người.
- Đòn bẩy chứng khoán giúp nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn hiệu quả. Thay vì hoạt động trên 1 tài khoản với 1 vị thế như thường ngày. Nhà đầu tư có thể chia nhỏ nguồn vốn thành nhiều phần và sử dụng đòn bẩy trên từng phần tài sản. Điều này không chỉ giúp tối ưu lợi nhuận mà còn giúp Trader quản lý rủi ro tốt hơn.
- Đòn bẩy giúp tăng lợi nhuận khi bán khống. Các tài sản và sản phẩm bị suy thoái có giá giảm mạnh vẫn có thể bán khống để kiếm lời miễn là được đầu tư từ đòn bẩy.
- Đòn bẩy tài chính được coi như “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Do các khoản vay và phần tiền lãi thường tính vào chi phí của doanh nghiệp. Đây là các khoản tiền được trừ vào phần thu nhập chỉ chịu thuế khi quyết đoán. Tận dụng các đòn bẩy này, doanh nghiệp có thể kiếm lời mà không cần lo về tiền thuế.
Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa lớn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp - Đòn bẩy trong chứng khoán là gì?
3. Mối quan hệ giữa margin và đòn bẩy
Số tiền vốn tối thiểu mà Trader cần có để mở giao dịch đòn bẩy được gọi là Ký quỹ (margin). Trong mối quan hệ này, mức đòn bẩy (Leverage) càng cao, mức ký quỹ (Margin) càng thấp.
Ví dụ giao dịch đòn bẩy: Trường hợp bạn muốn mở giao giao dịch có khối lượng 2000$. Tuy nhiên, tài khoản hiện tại bạn chỉ có 200$. Khi này bạn có thể sử dụng Leverage 1:10 (10%) để mở giao dịch.
Dưới đây là một số giao dịch đòn bẩy khác.
Tiền ký quỹ (Margin) | Tỷ lệ đòn bẩy | Tỷ lệ Margin | Giá trị của giao dịch |
100$ | 1:10 | 10% | 1000$ |
200$ | 1:20 | 5% | 4000$ |
500$ | 1:100 | 1% | 50 000$ |
4. Công thức tính đòn bẩy tài chính
Công thức tính giá trị của giao dịch đòn bẩy là:
Công thức tính giá trị của giao dịch đòn bẩy - Financial leverage là gì?
Trong đó:
- DFL là mức đòn bẩy tài chính.
- EBIT là mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- EPS là lợi nhuận của vốn ban đầu sở hữu.
Bạn có thể tham khảo thêm về công thức tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản vay lãi như sau.
Công thức tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản vay lãi - Leverage là gì?
Trong đó:
- Q là số lượng sản phẩm, khối lượng tài sản trong giao dịch.
- p là giá bán của sản phẩm.
- v là chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm.
- F là khoản chi phí cố định, khoản này không bao gồm khoản lãi vay.
- I là khoản lãi vay phải trả.
Ví dụ về đòn bẩy tài chính:
Doanh nghiệp B sử dụng 5 triệu USD để mua lại một bất động sản và xây dựng nhà máy mới trên đó. Chi phí bất động sản này là 5 triệu USD. Tuy nhiên, do doanh nghiệp này không dùng tiền vay nên không được gọi là một đòn bẩy tài chính.
Nhưng trong trường hợp giả dụ, doanh nghiệp chỉ bỏ 2,5 triệu USD tiền riêng và 2,5 triệu còn lại là tiền đi vay để mua cùng bất động sản trên. Trường hợp này mới được gọi là đòn bẩy tài chính. Trong đó, tiền ký quỹ là 2,5 triệu USD, tỷ lệ đòn bẩy là 1:1 và giá trị giao dịch bằng 5 triệu USD.
Trong một giả dụ khác, doanh nghiệp này đi vay cả 5 triệu USD để chi trả cho khoản sở hữu bất động sản. Trường hợp này, doanh nghiệp đang thực hiện một đòn bẩy tài chính cao.
Ví dụ về giao dịch đòn bẩy tài chính.
5. Chiến lược sử dụng đòn bẩy hiệu quả
Thị trường chứng khoán thường không giới hạn Trader thực hiện giao dịch đòn bẩy. Tuy nhiên, để tránh việc cháy tài khoản quá nhanh do chưa có kinh nghiệm kiểm soát giao dịch, bạn có thể tham khảo một số chiến lược sử dụng đòn bẩy hiệu quả dưới đây.
- “Zero to Hero”. Chiến lược bắt đầu từ con số 0 dành cho các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch. Khi này bạn có thể bước vào thị trường với những đòn bẩy nhẹ ở mức 1:1, 1:2,... Các giao dịch này hầu hết sẽ ít thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nó là nền tảng để tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư sau này. Hạn mức rủi
- Luôn đặt Stop Loss và Take Profit. Các giao dịch đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng trước đó họ cũng cần chuẩn bị cho tỷ lệ rủi ro tương tự. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo đặt 2 điểm Stop Loss và Take Profit một cách hợp lý nhất. Đặt Stop Loss để ngừng thua lỗ và đặt Take Profit để chốt lời.
- Kết hợp đòn bẩy hợp lý với khối lượng giao dịch phù hợp. Đòn bẩy tài chính có giá trị lớn hơn số vốn trong tài khoản của bạn. Nhưng không vì thế mà các Trader có thể thoải mái giao dịch với khối lượng lớn. Với những giao dịch khối lượng càng lớn, số tiền ký quỹ và tỷ lệ rủi ro cũng càng cao, điều này dễ khiến tài khoản giao dịch bị cháy sạch chỉ sau vài giao dịch.
- Giao dịch đòn bẩy có mục tiêu và định hướng. Mọi hoạt động trên thị trường ngoại hối đều được thực hiện với mục tiêu kiếm lời. Tuy nhiên, đây không nên là ưu tiên hàng đầu khi mở giao dịch đòn bẩy. Thay vào đó, các giao dịch đòn bẩy cần được quản lý và kiểm soát theo những kế hoạch nhất định.
Các chiến lược giao dịch đòn bẩy hiệu quả trong thị trường chứng khoán - Đòn bẩy kinh tế là gì?
6. Kết luận
Thông qua những thông tin về đòn bẩy tài chính và những chiến lược giao dịch đòn bẩy hiệu quả ở phía trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có được cái nhìn chi tiết hơn và hiểu được đòn bẩy là gì trong chứng khoán. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác về Leverage, xin hãy để lại một bình luận dưới bài để cùng The Brokers bàn luận thêm nhé!