Giấy phép FINMA là gì? Điều kiện được cấp giấy phép FINMA

Giấy phép FINMA luôn là một trong những loại giấy phép cấp cao được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và các nhà môi giới luôn muốn được có. Vậy cụ thể giấy phép FINMA là gì? Mục đích hoạt động và điều kiện để được cấp giấy phép FINMA là gì? Hãy cùng The Brokers tìm hiểu rõ hơn về loại giấy phép này ở dưới đây nhé!

Giấy phép FINMA là gì? 

Giấy phép FINMA là giấy phép hoạt động tài chính được cấp bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ (The Swiss Financial Market Supervisory Authority). Với các quy định giám sát nghiêm ngặt dành cho các tổ chức thuộc quyền quản lý, FINMA đang là một trong những giấy phép cấp cao và uy tín nhất trên thị trường ngoại hối. 

Tiền thân của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ là Ủy ban Ngân hàng Liên bang Thụy Sĩ (SFBC), Văn phòng Bảo hiểm Liên bang (FOPI) và Cơ quan Phòng chống Rửa tiền (AMLCO), do đó tổ chức này có vai trò rất quan trọng đối với thị trường tài chính Thụy Sĩ. Họ có trách nhiệm xử lý và quản lý các đối tượng tài chính, bao gồm cả ngân hàng, công ty bảo hiểm, sàn giao dịch chứng khoán, nhà môi giới và các bên trung gian khác trong thị trường tài chính.

Đối với các nhà đầu tư, giấy phép FINMA giống như một chiếc khiên bảo vệ khi tham gia giao dịch với thị trường tài chính Thụy Sĩ. Không những thế, FINMA còn có nhiều quyết định trong việc ban hành các đạo luật và giám sát các tổ chức tài chính khác, tất cả được thực hiện nhằm giúp thị trường tránh xa khỏi những chiêu trò gian lận, lừa đảo.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Laupenstrasse 27, CH–3003 Bern.
  • Liên hệ: +41 31 327 98 88.
  • Email: info@FINMA.ch
  • Website: https://www.FINMA.ch/en
TraderHub
Giấy phép FINMA hiện đang trực thuộc của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ.

Cấu trúc hoạt động

Toàn bộ Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ (FINMA) được tổ chức thành 8 bộ phận. Trong đó, Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm quản lý chiến lược. Còn, Ban điều hành sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý điều hành tổ chức.

Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Về cơ bản, FINMA có bao gồm một ban giám đốc (Hội đồng quản trị), một ban điều hành và một ban điều hành mở rộng. Trong đó:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý chiến lược, bao gồm từ 7-9 thành viên, toàn bộ các thành viên này đều là chuyên gia độc lập được bổ nhiệm thông qua quốc hội. Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định với các vấn đề có tầm quan trọng đáng kể. Ví dụ như ban hành pháp lệnh, thông tư và chịu trách nhiệm với ngân sách của FINMA. Đồng thời đảm bảo kiểm soát nội bộ thông qua Đơn vị Kiểm toán nội bộ và giám sát Ban điều hành. 

Ban điều hành là bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh của FINMA. Bộ phận này sẽ có 9 thành viên, gồm 1 giám đốc và 8 người đứng đầu các bộ phận tương ứng. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm quản lý các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các sàn giao dịch chứng khoán và cơ quan trung gian khác thuộc quyền quản lý của tổ chức. Đồng thời, đưa ra quyết định với một số vấn đề cụ thể, như quyết định cấp giấy phép hay thu hồi giấy phép.

Ban điều hành mở rộng là bộ phận hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng cho Ban điều hành. Các thành viên trong ban này sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến thực hiện chiến lược, phát triển nhân sự hay đại diện FINMA liên hệ với các đối tượng bên ngoài. 

TraderHub
Tìm hiểu về Hội đồng quản trị và Ban điều hành của FINMA.

Số lượng nhân viên

Vào năm 2020, FINMA tuyển dụng trung bình 549 nhân viên, trên 478 vị trí tương đương toàn thời gian tạm thời và lâu dài.

Trong đó, đội ngũ nhân viên của tổ chức sẽ bao gồm rất nhiều chuyên gia làm việc cùng nhau trên cơ sở liên ngành. Bao gồm cả các chuyên gia từ các lĩnh vực luật, kinh tế, kiểm toán, kế toán, đầu tư, cùng nhiều lĩnh vực khác.

Cụ thể hơn về số lượng nhân sự của FINMA, bạn có thể tham khảo biểu đồ dưới đây.

TraderHub
Biều đổ thể hiện số lượng nhân sự của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ.

Chức năng và quyền hạn

Bảo vệ hoạt động của thị trường tài chính

Nhiệm vụ chính của FINMA là giám sát các tổ chức thuộc quyền quản lý. Qua đó đảm bảo rằng họ có khả năng hoạt động và phát triển ổn định, tránh các rủi ro mất tính thanh khoản hay bị phá sản gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn khu vực. Trong đó, mục đích chính của FINMA cũng sẽ bao gồm cả việc tăng cường và bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy niềm tin vào thị trường tài chính. Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp bảo vệ và giữ ổn định thị trường tài chính Thụy Sĩ.

Bảo vệ cá nhân

Một trong những mục tiêu cốt lõi của FINMA là bảo vệ tất cả khách hàng của các tổ chức thuộc quyền quản lý, bao gồm cả chủ nợ, nhà đầu tư và chủ hợp đồng. Đồng thời chống lại tình trạng mất khả năng thanh toán của các tổ chức này và đảm bảo các giao dịch chứng khoán diễn ra công bằng nhất.

Tuy nhiên, FINMA không thể quyết định các khiếu nại của khách hàng một cách trực tiếp. Các vấn đề khiếu nại cần phải được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng dân sự trên tòa án Thụy Sĩ.

Nâng cao uy tín của thị trường tài chính

Các hoạt động giám sát do FINMA thực hiện đều nhằm mục tiêu nâng cao uy tín của thị trường tài chính Thụy Sĩ. Trong đó, một số mục tiêu tối quan trọng là hành động độc lập, đáng tin cậy, tính toán đúng mức rủi ro, tuân thủ pháp luật và duy trì mạng lưới liên lạc phù hợp ở cấp quốc gia và quốc tế .

TraderHub
Chức năng và quyền hạn của FINMA đối với thị trường tài chính Thụy Sĩ.

Phạm vi hoạt động

FINMA có hoạt động trên toàn Thụy Sĩ, tổ chức có trách nhiệm lớn đối với việc đảm bảo thị trường tài chính Thụy Sĩ hoạt động minh bạch và hiệu quả. 

Đối với một số sàn giao dịch chứng khoán quốc tế và các công ty cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu khác thuộc quản lý của FINMA. Hệ thống quản lý của FINMA sẽ chịu trách nhiệm giám sát để đảm bảo sự minh bạch về tài chính và quyền lợi cho mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ của các công ty này. Các trường hợp công ty có hành vi gian lận trong nước, hay ở nước ngoài đều sẽ bị FINMA xử lý nghiêm ngặt.

TraderHub
FINMA có phạm vi hoạt động trên cả thị trường tài chính Thụy Sĩ và có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

Mục đích hoạt động của giấy phép FINMA

Cấp và thu hồi giấy phép

Để được hoạt động trên thị trường tài chính Thụy Sĩ, mọi tổ chức và công ty đều phải sở hữu giấy phép FINMA. Đây là một điều kiện bắt buộc đối với mọi công ty. Nếu thành công vượt qua các điều kiện để sở hữu giấy phép, các tổ chức này cũng sẽ được quyền tham gia vào các hoạt động tài chính khác trên Thụy Sĩ.

TraderHub
Mọi tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính Thụy Sĩ đều phải sở hữu giấy phép FINMA.

Đảm bảo các thông tin tuân thủ quy định tài chính

Giấy phép FINMA sở hữu một hệ thống các quy tắc riêng hoạt động với với mục đích giám sát các hành vi gian lận tài chính và chống rửa tiền tại Thụy Sĩ. Theo đó, mọi công ty, tổ chức được cấp phép hoạt động bởi FINMA đều sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, cũng như quyền lợi của khách hàng. 

Để tìm hiểu rõ hơn về các chính sách và quy định tài chính của FINMA, bạn có thể tìm đọc Đạo luật Giám sát Thị trường Tài chính (FINMASA). Đạo luật này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các thông tư và pháp lệnh mà các công ty tài chính phải tuân thủ dưới sự quản lý của FINMA.

TraderHub
FINMA giám sát các hành vi gian lận tài chính và chống rửa tiền tại Thụy Sĩ

Thực hiện hình phạt nếu vi phạm

FINMA có các quy định xử lý rất nghiêm ngặt đối với các công ty vi phạm các quy định về tài chính của tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của trường hợp vi phạm mà tổ chức có thể xử lý theo các cách sau:

  • Thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể bị bắt buộc thanh lý.
  • Truy tố theo các quy định pháp luật của nhà nước Thụy Sĩ.
  • Tịch thu toàn bộ lợi nhuận có được hoạt động vi phạm tài chính và truy tố theo quy định luật pháp tại Thụy Sĩ.

 

Thực hiện giám sát hệ thống tài chính

Mục đích hoạt động chính của FINMA là theo dõi và xem xét các rủi ro có thể tác động đến thị trường tài chính của Thụy Sĩ, qua đó đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả của thị trường. Đặc biệt trong đó, tổ chức còn có chức năng quan trọng trong việc theo dõi và xử lý các hoạt động rửa tiền, nhằm phòng chống khủng bố, các tội phạm chính trị có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia.

Bảo vệ cá nhân

Mục tiêu cốt lõi của FINMA là bảo vệ tất cả cá nhân và khách hàng làm việc trên thị trường tài chính Thụy Sĩ, bao gồm cả chủ nợ, nhà đầu tư tài chính, chủ hợp đồng,... Mục tiêu này được đảm bảo bằng nhiều quy định chống lại tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức, cũng như phòng tránh hoạt động kinh doanh không minh bạch và đảm bảo sự công bằng trong các hoạt động thanh toán khác.

Tuy nhiên, các khiếu nại của khách hàng cá nhân sẽ không thể được quyết định và giải quyết bởi FINMA. Thay vào đó, khách hàng cần thông qua tố tụng dân sự hoặc tố tục trọng tài bởi Ombudsman mới có thể giải quyết.

TraderHub
FINMA giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng và khả năng hoạt động hiệu quả của thị trường tài chính Thụy Sĩ.

Điều kiện để các sàn giao dịch được cấp giấy phép FINMA

Đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng

Để sở hữu giấy phép FINMA, các sàn giao dịch cần phải có quy định đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Đây thường là các quy định tách biệt tiền ký quỹ và sàn giao dịch cần phải lưu trữ số tiền ký quỹ của khách hàng tại một ngân hàng cấp 1 tại Thụy Sĩ theo quy định của FINMA. Qua đó, đảm bảo rằng các khoản tiền ký quỹ sẽ không thể sử dụng cho các mục đích riêng của sàn giao dịch.

Đảm bảo về vốn góp ban đầu

Tất cả các nhà môi giới ngoại hối xin cấp giấy phép hoạt động của FINMA đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn góp ban đầu, số vốn tối thiểu cần thanh toán là 10 triệu CHF.

Quản lý cấp cao có trình độ chuyên môn tốt

Nhằm mục tiêu ngăn chặn các sàn giao dịch lừa đảo, FINMA còn thiết lập một bài kiểm tra chất lượng trình độ của ban quản lý sàn. Bài kiểm tra này sẽ đánh giá khả năng xử lý khiếu nại cũng như các năng lực quản trị và kế hoạch phát triển doanh nghiệp của ban lãnh đạo sàn. Từ đó, đảm bảo rằng sàn giao dịch sẽ có đủ khả năng để phát triển sau khi sở hữu giấy phép FINMA. 

Phải có cơ chế bảo hiểm bồi thường dành cho khách hàng

Để sở hữu giấy phép FINMA, sàn giao dịch cần có cơ chế bảo hiểm bồi thường dành cho khách hàng. FINMA có yêu cầu các sàn phải chứng minh có đủ nguồn tiền mặt để đảm bảo khả năng bồi thường cho nhà đầu tư trong các trường hợp sàn giao dịch gây ra rủi ro hoặc bị phá sản. Đây là khoản tiền này sẽ bắt buộc phải độc lập so với các nguồn tiền khác của sàn.

Báo cáo các thông tin cho FINMA

Các nhà môi giới do FINMA quản lý đều sẽ phải cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và báo cáo chống rửa tiền thường xuyên để FINMA đánh giá.

TraderHub
Sàn giao dịch cần đáp ứng 5 điều kiện tối thiểu để được cấp giấy phép FINMA.

Cách kiểm tra các sàn được cấp giấy phép FINMA

  • Bước 1: Truy cập vào Website của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ (The Swiss Financial Market Supervisory Authority) qua đường link sau https://www.FINMA.ch/de
TraderHub
Truy cập Website chính của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ để kiểm tra giấy phép FINMA.
  • Bước 2: Tại mục “Authorisation” ta chọn “License Institutions and Persons” như ảnh dưới đây.
TraderHub
Hướng dẫn kiểm tra giấy phép FINMA trên trang chủ của Cơ quan Quản lý Tài chính Thụy Sĩ.
  • Bước 3: Tại đây, bạn kéo xuống một chút là có thể thấy mục tìm kiếm giấy phép. Chọn mục “Bank and Securities Firm” ở bên cạnh và nhập số giấy phép mà bạn cần kiểm tra ở bên còn lại.
TraderHub
Hướng dẫn kiểm tra giấy phép FINMA trên trang website chính.

Cách khiếu nại các sàn lừa đảo do FINMA quản lý

Khi xảy ra tranh chấp với nhà môi giới do FINMA quản lý, nhà đầu tư có thể bảo vệ quyền của bản thân bằng cách khiếu nại sàn lừa đảo theo các bước sau:

Bước 1: Khiếu nại với sàn. Nhà đầu tư cần liên hệ trực tiếp với nhà môi giới để tìm ra giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận.

Bước 2: Khiếu nại trực tiếp tới FINMA. Nếu không hài lòng với sự phản hồi của sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với FINMA theo 3 cách sau: 

Liên hệ với Swiss Banking Ombudsman: Nhà đầu tư gửi đơn khiếu nại qua bưu điện, theo địa chỉ Schweizerischer Banking Ombudsman, Bahnhofplatz 9, P.O. Box, 8021 Zurich Switzerland hoặc gửi đơn khiếu nại trực tuyến theo các biểu mẫu có sẵn.

  • Tài liệu Khiếu nại qua Bưu điện: https://bankingombudsman.ch/en/written-enquiries/
  • Biểu mẫu Khiếu nại Trực tuyến: https://bankingombudsman.ch/en/written-enquiries/
  • Biểu mẫu ủy quyền: https://bankingombudsman.ch/wp-content/uploads/2021/02/Eingabeformular2021_EN.pdf 

Liên hệ trực tiếp tới FINMA. Nhà đầu tư cần tường thuật lại toàn bộ câu chuyện đã xảy ra và nghi ngờ về hành vi lừa đảo. Nếu nhà môi giới đã đưa ra quan điểm của riêng họ, nhà đầu tư cần gửi kèm phần phản hồi đó kèm theo đơn khiếu nại tới FINMA. Bạn có thể gửi khiếu nại đến email hoặc gửi đơn khiếu nại trực tuyến

  • Email: info@FINMA.ch
  • Biểu mẫu Khiếu nại Trực tuyến: https://www.FINMA.ch/en/FINMA-public/reporting-information/

Đưa vụ việc ra tòa án Thụy Sĩ: Nếu 2 cách trên không giải quyết được, nhà đầu tư cần đảm bảo quyền lợi của bản thân bằng cách đưa vụ việc ra tòa án ở Thụy Sĩ.

TraderHub
Nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp tới FINMA để đưa ra khiếu nại về sàn lừa đảo, hoặc đưa vụ việc lên tòa án Thụy Sĩ.

Top 4 sàn Forex uy tín sở hữu giấy phép FINMA 

Tên sàn

Thông tin cơ bản

IG Group

  • Trụ sở: London, Anh Quốc.
  • Năm thành lập: 1974.
  • Tên giấy phép FINMA: IG Bank S.A
  • Ký quỹ tối thiểu $450
  • Đòn bẩy tối đa 1:30
  • Nền tảng giao dịch MT4, ProRealTime và L2 Dealer

ICM Capital

  • Trụ sở: London, Anh Quốc.
  • Năm thành lập: 2009.
  • Giấy phép FINMA số CHE-497.911.976
  • Ký quỹ tối thiểu $200.
  • Đòn bẩy tối đa 1:200
  • Nền tảng giao dịch MT4.

Corner Trader

  • Trụ sở: Thụy Sĩ.
  • Năm thành lập: 1952.
  • Tên giấy phép FINMA: Cornèr Banca S.A.
  • Ký quỹ tối thiểu $2000.
  • Đòn bẩy 1:200.
  • Nền tảng giao dịch Corner Trader Platform.

Swissquote

  • Trụ sở: Thụy Sĩ.
  • Năm thành lập 1996.
  • Tên giấy phép FINMA: Swissquote Bank SA.
  • Ký quỹ tối thiểu $1000.
  • Đòn bẩy 1:100
  • Nền tảng giao dịch MT4, MT5, eTrader, Swiss DOTS

Trên đây là những thông tin cơ bản để giới thiệu về giấy phép FINMA và điều kiện để các sàn giao dịch sở hữu giấy phép FINMA. FINMA là một giấy phép hoạt động cấp cao có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Vì vậy, The Brokers mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại giấy phép này cũng như cách kiểm tra giấy phép FINMA của sàn để có thể giao dịch an toàn hơn nhé.

Cùng chủ đề

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

So sánh sàn Etoro vs XTB - Nên giao dịch tại sàn Etoro hay XTB

eToro vs XTB là hai sàn giao dịch phổ biến và được nhiều người biết tới trong giao dịch forex trực tuyến. Cả hai sàn này đều được nhiều Trader tin tưởng và đánh giá cao nhờ các lợi thế về cơ sở pháp rõ ràng, nền tảng mạnh mẽ,...Tuy nhiên mỗi sàn sẽ có những đặc điểm nổi bật và điểm hạn chế riêng. Vậy nên giữa sàn eToro và XTB thì Trader nên chọn sàn nào? Hãy cùng The Brokers so sánh sàn eToro vs XTB chi tiết trong bài viết dưới đây!Giới thiệu tổng quan về sàn Etoro và XTBSàn eToroeToro đứng đầu trong danh sách các nền tảng giao dịch đa tài sản, mang đến một trải nghiệm người dùng độc đáo. Với hàng ngàn sản phẩm đầu tư phổ biến như chỉ số, tiền điện tử, và kim loại, eToro đã khẳng định vị thế của mình từ khi ra mắt vào năm 2007. Nền tảng này không chỉ là một lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư mà còn là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều sàn môi giới khác nhờ vào chi phí giao dịch cạnh tranh, tính năng tích hợp trò chuyện cộng đồng, và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho nh

23/04/2024
Lượt xem:

404

Ngày đăng:

12/03/2024 1:50 PM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer