Là một giấy phép Forex được dùng để đánh giá độ uy tín của các sàn giao dịch ngoại hối, DFSA được nhiều người chơi trong thị trường nhắc đến. Tuy nhiên, so với những cái tên phổ biến trên thế giới như FCA, FSA, CySEC,... thì giấy phép MFSA vẫn chưa được nhiều nhà giao dịch biết đến. Vì vậy, hãy cùng TheBrokers tìm hiểu về loại giấy phép này qua bài viết dưới đây nhé!
Giấy phép MFSA là gì?
MFSA (Malta Financial Services Authority) là giấy phép quản lý tài chính duy nhất tại Cộng hòa Malta. Giấy phép MFSA được thành lập vào năm 2002 và chịu sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Authority. Được biết đây là cơ quan đảm nhận trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương Malta, Sở giao dịch chứng khoán Malta và Trung tâm Dịch vụ Tài chính Malta.
Hiện tại, MFSA đang quản lý các tổ chức tài chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm:
- Tố chức tín dụng
- Công ty bảo hiểm
- Tổ chức tiền điện tử
- Công ty dịch vụ chứng khoán và đầu tư
- Công ty bảo hiểm
- Chương trình hưu trí và ủy thác
MFSA là Cơ quan niêm yết theo Luật thị trường tài chính và Cơ quan thanh toán theo Chỉ thị 2014/59/EU và Quy định thu hồi và giải quyết (LN 301 năm 2015). Ngoài ra, MFSA còn có trách nhiệm quản lý cơ quan đăng ký công ty.
Vai trò và mục đích hoạt động của giấy phép MFSA
Mục đích hoạt động
- Đảm bảo sự toàn vẹn của thị trường tài chính: MFSA có nhiệm vụ giám sát các tổ chức tài chính tại Malta, đảm bảo các tổ chức này luôn hoạt động một cách công bằng, minh bạch.
- Tạo sự tin tưởng đầu tư: MFSA chỉ cấp giấy phép cho những nhà môi giới ngoại hối đáp ứng các yêu cầu mà tổ chức đề ra. Bên cạnh đó, MFSA còn chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của các sàn, giúp nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng khi giao dịch.
- Đảm bảo tính độc lập thị trường: MFSA cần là tổ chức có tính liêm chính cao nhất, không bị ảnh hưởng bởi các cơ quan khác. Điều này giúp đảm bảo rằng MFSA luôn đưa ra các quyết định công bằng khi có tranh chấp giữa các nhà đầu tư hay giữa nhà đầu tư với sàn giao dịch.
- Điều tiết và cải thiện thị trường tài chính: Giấy phép MFSA đưa ra các biện pháp điều tiết và cải thiện đối với lĩnh vực tài chính tại Malta. Thế nên, sự phát triển của thị trường tài chính ở quốc đảo Nam Âu này sẽ phụ thuộc vào vai trò của MFSA.
Vai trò của MFSA
- Cấp giấy phép hoạt động, quản lý và giám sát các tổ chức tài chính, tín dụng và tiền điện tử.
- Chịu trách nhiệm về các dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, thiết lập kế hoạch đầu tư tập thể và quản lý, giám sát các sàn giao dịch đầu tư được cấp phép.
- Xem xét các hoạt động kinh doanh tài chính và ngân hàng liên quan đến các tổ chức tài chính được cấp phép và tiến hành giám sát dựa trên cơ sở cá nhân hoặc tổng hợp.
- Yêu cầu các tổ chức vi phạm quy định của Đạo luật Ngân hàng khắc phục hành vi trong thời gian nhất định, tùy vào loại vi phạm và mức độ nghiêm trọng.
Các loại giấy phép MFSA
Giấy phép loại 1A
Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép MFSA loại 1A được phép nhận, chuyển các lệnh liên quan đến một hoặc nhiều công cụ, đưa ra lời khuyên cho nhà giao dịch. Tuy nhiên, họ sẽ không được phép lưu trữ hoặc quản lý tiền, tài sản đầu tư của khách hàng.
Giấy phép loại 1B
Nếu sở hữu giấy phép loại 1B, bạn sẽ được phép nhận, chuyển hoặc đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư về một hoặc nhiều sản phẩm mà không cần cơ sở cam kết. Thế nên, giấy phép này chi dành cho các chuyên gia, đối tác đủ điều kiện. Ngoài ra, cũng tương tự như giấy phép loại 1A, bạn sẽ không thể giữ hoặc kiểm soát tiền, tài sản của khách hàng nếu được cấp giấy phép loại 1B.
Giấy phép loại 2
Những người được cấp giấy phép loại 2 của MFSA sẽ được phép thực hiện các dịch vụ đầu tư, nắm giữ và quản lý tiền của khách hàng. Song sẽ không được phép vận hành phương thức giao dịch với sự tham gia của nhiều bên mua và nhiều bên bán (giao dịch đa phương).
Giấy phép loại 3
Khi sở hữu giấy phép MFSA loại 3, bạn được quyền nắm giữ hoặc quản lý tiền, tài sản của khách hàng, cũng như cung cấp dịch vụ đầu tư.
Giấy phép loại 4
Nếu được MFSA cấp giấy phép loại 4, bạn được quyền trở thành người được ủy thác hoặc người giám sát kế hoạch đầu tư ủy thác.
Điều kiện để các sàn giao dịch được cấp giấy phép MFSA
Các sàn môi giới cần đáp ứng các điều kiện mà MFSA đưa ra để được cấp giấy phép hoạt động. Các điều kiện này bao gồm:
- Nhà môi giới ngoại hối phải có trụ sở chính đặt tại Malta để MFSA có thể giám sát hoạt động của sàn một cách dễ dàng.
- Sàn giao dịch bắt buộc phải nộp đầy đủ báo cáo tài chính, kiểm toán và thuế cho MFSA trong thời gian quy định.
- Nguồn vốn điều lệ tối thiểu của sàn giao dịch phải là 30.000 USD.
- Sàn giao dịch cần đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, số tiền trong hoạt động phải từ 35.000 đến 50.000 USD và phải duy trì được con số này kể từ thời điểm tài liệu được cung cấp cho Chính phủ.
Trong vòng 6 tháng, nếu sàn giao dịch ngoại hối đáp ứng đủ 4 điều kiện kể trên thì sẽ được cấp giấy phép MFSA.
Hướng dẫn tra cứu giấy phép MFSA
Tất cả hồ sơ của nhà môi giới được cấp giấy phép MFSA đều có thể tìm thấy trên website của MFSA. Bạn có thể truy cập vào đường link https://www.mfsa.mt/financial-services-register/ và thực hiện tra cứu theo các bước như sau:
- Bước 1: Tìm tên của nhà môi giới ngoại hối mà bạn muốn tra cứu tại website của nhà môi giới đó.
- Bước 2: Nhập tên của nhà môi giới vào thanh tìm kiếm. Ở mục “Alternative Search”, bạn chọn “Investment Services”. Sau đó:
- Bước 3: Kết quả tra cứu sẽ hiển thị ở mục Results. Lúc này, bạn có thể bấm vào mục View để xem giấy phép chi tiết. Sau đó nhấn chọn tải xuống tệp đính kèm ở mục Files để kiểm tra xem nhà môi giới có được cấp phép hoạt động ngoại hối hay không.
- Bước 4: Kiểm tra các thông tin được công bố trên website của MFSA có trùng khớp với thông tin mà nhà môi giới đăng tải trên website hay không, đặc biệt là số điện thoại, email, website,... Nếu thông tin có sai lệch, bạn cần cẩn thận vì có thể đó là công ty giả mạo, hoạt động trái phép.
Cách giải quyết khiếu nại với nhà môi giới do MFSA quản lý
Nếu không may xảy ra tranh chấp với nhà môi giới được cấp phép bởi MFSA, bạn có thể khiếu nại theo 3 cách sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp với nhà môi giới để trao đổi và tìm ra phương án giải quyết thỏa đáng.
Cách 2: Nếu nhà môi giới hoàn toàn không phản hồi hoặc bạn không hài lòng với cách xử lý của họ, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng Trọng tài Dịch vụ Tài chính ở Malta. Đây là cơ quan có quyền hòa giải, điều tra và xét xử các khiếu nại của khách hàng đối với nhà môi giới. Sau khi đơn khiếu nại được chấp thuận, bạn cần trả phí là 25 Euro.
- Gửi đơn khiếu nại trực tiếp qua đường bưu điện: Văn phòng Trọng tài Dịch vụ Tài chính, Tầng 1, Quảng trường St Calcedonius, Floriana FRN1530, Malta. Biểu mẫu khiếu nại https://financialarbiter.org.mt/sites/default/files/OAFS-EN_Complaint_Form_2019-fillable_sp%20%282%29.pdf.
- Biểu mẫu khiếu nại trực tuyến: https://financialarbiter.org.mt/content/step-3-complain-us
Cách 3: Đưa vụ việc ra tòa án Malta nếu không thể giải quyết bằng 2 cách trên.
Top 5 sàn Forex sở hữu giấy phép MFSA uy tín
Sàn Forex | Thông tin |
FXDD |
|
Swissquote Financial Services |
|
Trive Invest (GKFX cũ) |
|
Nextmarkets |
|
ALB Limited |
|
Mặc dù, giấy phép MFSA không phổ biến và đáng tin cậy bằng các giấy phép FCA, ASIC, CySEC. Tuy nhiên, việc các sàn Forex sở hữu giấy phép này cũng phần nào thể hiện sự uy tín và an toàn trong giao dịch của mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây của TheBrokers đã giúp bạn hiểu rõ giấy phép MFSA là gì. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!