Price action là gì? Chiến lược Price action hiệu quả nhất hiện nay

Đối với Forex trader thì Price action (hành động giá) là một khái niệm vô cùng quan trọng. Đây là cách phân tích kỹ thuật khá hiệu quả mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu. Vậy cụ thể thì Price action là gì? Các công cụ và chiến lược để Price action hiệu quả nhất hiện nay là gì? Hãy cùng Thebroker khám phá những điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Price action là gì?

Hành động giá (Price action) là một phương pháp phân tích thị trường dựa trên sự theo dõi và đánh giá chuyển động của giá theo thời gian. Tập trung vào biến động giá của một loại tài sản cụ thể để đưa ra quyết định mua bán.

Nguyên tắc cơ bản của Price action là mọi biến động giá đều do ảnh hưởng của các thực thể tham gia thị trường, bao gồm người mua, người bán và các đối tác giao dịch khác. Yếu tố như kinh tế, xã hội và chính trị đều có tác động đến quyết định giao dịch. Do đó, giá cả trên thị trường phản ánh tất cả mọi yếu tố này. Các biểu đồ và mô hình được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để thể hiện sự biến động của giá.

Price action tập trung vào việc phân tích và theo dõi các thực thể tham gia thị trường để xác định xu hướng giá. Trader/nhà đầu tư sử dụng thông tin từ biểu đồ giá, thường kết hợp với đường trung bình động để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Các thông số trên biểu đồ giá phản ánh niềm tin và hành động của tất cả các tham gia thị trường trong khoảng thời gian cụ thể. Tin tức và sự kiện cũng có vai trò kích thích biến động giá.

Do thị trường biến động nhanh chóng, Price action ít sử dụng các chỉ số giá có độ trễ như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index (RSI), và Moving Average Convergence Divergence (MACD), vì chúng có thể làm mất thời gian.

Trader thường tập trung nghiên cứu đường hỗ trợ và kháng cự, tìm kiếm mẫu hình nến và mô hình giá để đưa ra quyết định giao dịch hợp lý. Mặc dù Price action được coi là phương pháp có độ chính xác cao, nhưng đòi hỏi sự kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về cách thức phân tích này từ phía nhà đầu tư.

Đặc điểm của phương pháp Price action là gì?

Theo nguyên tắc của phương pháp Price Action, hành động giá có thể được coi như là dấu vết của tiền. Mỗi lần có giao dịch, nó đều để lại những dấu hiệu đặc biệt. Giá chịu ảnh hưởng từ cả người mua và người bán. Do đó, vì sự lặp lại trong di chuyển giá, chúng ta có thể sử dụng phân tích đường giá để dự đoán xu hướng.

Trader áp dụng phương pháp này bằng cách phân tích hành vi của người mua và người bán để xác định phe nào đang chiếm ưu thế, đang kiểm soát thị trường. Từ đó, họ có thể dự đoán hướng đi tiếp theo của giá.

  • Nếu phe mua đang chiếm ưu thế (cầu lớn hơn cung), giá có thể tăng. Do đó, trader có thể cân nhắc mở lệnh mua (BUY). 
  • Nếu phe bán đang chiếm ưu thế (cung lớn hơn cầu), giá có thể giảm. Trong trường hợp này, trader có thể xem xét mở lệnh bán (SELL).

Trong phương pháp Price Action, trader dựa vào hình dạng của nến và các mô hình nến, cũng như các vùng giá đặc biệt mà nến xuất hiện để phân tích hành vi giá. Từ những thông tin này, cố gắng dự đoán hướng đi tiếp theo của giá, liệu nó sẽ tăng, giảm, hay tiếp tục theo một hình thức nhất định.

Ưu và nhược điểm của Price action

Ưu điểm

  • Dễ tiếp cận

Theo nguyên tắc của phương pháp này, Trader chỉ cần thông qua các mẫu nến mà không cần sử dụng bất kỳ công cụ nào khác. Từ đó, họ có thể thu được rất nhiều thông tin về phiên giao dịch. Mỗi cây nến thể hiện rõ sự biến động và khi kết hợp với nhau, chúng tạo thành các mô hình giá đặc biệt cung cấp tín hiệu giao dịch cho Trader.

  • Đơn giản

Với nhiều Trader, việc phải nắm bắt thông tin khi áp dụng các phương pháp phức tạp hay cầu kỳ thường gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhưng Price action đơn giản hơn nhiều. Trader chỉ cần quan sát biểu đồ nến và mô hình nến để thực hiện phân tích và ra quyết định. Sự đơn giản này giúp tăng hiệu quả trong việc tìm kiếm các tín hiệu giao dịch, mang lại lợi ích tối đa.

  • Giúp các Trader tư duy nhiều hơn

Chỉ cần dựa vào biểu đồ và quan sát hành vi của cây nến, Trader có thể dự đoán xu hướng thị trường trong thời gian sắp tới. Đó là nhờ khả năng quan sát, hiểu biết về thị trường và kỹ năng phân tích, đánh giá của Trader. Những yếu tố này thúc đẩy sự hoạt động tư duy và đòi hỏi Trader phải suy nghĩ nhiều hơn để đưa ra các quyết định chính xác.

  • Cập nhật nhanh chóng tại các thời điểm biến động giá

Khác biệt với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ báo hiệu, phương pháp này không gặp vấn đề chậm trễ. Trader có thể nhanh chóng nắm bắt động thái của thị trường để nhận biết cơ hội và thực hiện hành động đúng đắn tại thời điểm thích hợp.

Nhược điểm

Cũng giống như các phương pháp khác, Price action có ưu điểm thì chắc chắn cũng sẽ tồn tại những hạn chế. Trader cần nên biết và nắm để vận dụng phương pháp tốt hơn.

  • Price action mang tính chủ quan

Nhược điểm lớn nhất của Price action là tính chủ quan. Điều này là vì từ sự đa dạng trong cách mà mỗi trader quan sát và đánh giá các mẫu nến, mô hình giá. Mỗi người có cách tiếp cận riêng, dẫn đến việc quyết định thời điểm để cắt lời và chốt lỗ khác nhau.

  • Price action không hoàn hảo

Không có phương pháp nào là hoàn hảo và Price action cũng vậy. Có những thời điểm thị trường biến động mà không thể dự đoán trước được do một tin nào đó không tốt bất ngờ ập tới ảnh hưởng mạnh đến giá cả, khiến những suy đoán tưởng chừng như đã chính xác thì lại ngược lại hoàn toàn khiến cho các Trader phản ứng không kịp.

  • Yêu cầu sự đầu tư thời gian của Trader

Việc phải liên tục theo dõi các mẫu nến, mô hình nến, vùng kháng cự, và vùng hỗ trợ để có cái nhìn đầy đủ về thị trường đòi hỏi sự đầu tư thời gian lớn trong ngày, đặc biệt là đối với những Trader mới tham gia hoặc những người chỉ tham gia thị trường bán thời gian.

Các công cụ sử dụng trong Price action trading

Dựa vào thông tin 1 cây nến mang lại

Dựa vào một cây nến, nhà đầu tư có thể nhận biết nhiều thông tin quan trọng về phiên giao dịch:

  • Giá mở, giá đóng, giá cao, giá thấp: Cây nến cho biết giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất của phiên giao dịch.
  • Màu sắc thân nến: Màu sắc của thân nến thể hiện xem giá đã tăng hay giảm so với giá mở cửa.
  • Độ dài thân nến: Độ dài thân nến là một chỉ báo về sự áp đảo của phe mua hoặc phe bán trong phiên. Thân nến dài hơn thường thể hiện sức mạnh của phe chiến thắng.
  • Râu nến: Độ dài của râu nến (phần nằm ngoài thân nến) cũng mang thông điệp quan trọng. Nếu râu nến trên dài, có thể chỉ ra lực bán mạnh; ngược lại, nếu râu nến dưới dài, có thể là dấu hiệu của lực mua mạnh.
  • Độ dài của toàn bộ cây nến: Độ dài của toàn bộ cây nến thường thể hiện mức độ biến động của giá trong phiên giao dịch, nếu cây nến dài, có thể đề xuất biến động mạnh.

Thông qua các yếu tố trên, nhà đầu tư có thể có cái nhìn tổng quan về hành vi của thị trường trong phiên giao dịch cụ thể.

Mẫu hình nến - Hình dáng đặc biệt nến

Mẫu nến là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư theo dõi và thu thập thông tin về giá và xu hướng giá trên thị trường. Khi nói về mẫu nến, không thể không nhắc đến những kiểu mô hình cơ bản thường gặp, bao gồm:

  • Mô hình giá đảo chiều tăng: Nến Hammer, Dragonfly Doji, Bullish Engulfing Pattern, Piercing Pattern, Morning Star, Tweezer Bottom…
  • Mô hình giá đảo chiều giảm: Nến Shooting Star, Gravestone Doji, Bearish Engulfing Pattern, Evening Star, Tweezer Top…

Ngoài ra, còn có mô hình nến tiếp diễn như: Rising Three Methods, Falling Three Methods…

Những mô hình này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cảnh báo và dự đoán sự thay đổi trong xu hướng giá, giúp họ đưa ra quyết định giao dịch thông minh trên thị trường.

Hỗ trợ và kháng cự

Phương pháp Price action thường dựa vào đường Hỗ trợ và Kháng cự để ra quyết định giao dịch. Đây là những vùng giá quan trọng, nơi mà dự kiến xu hướng sẽ thay đổi hoặc giảm tốc độ trước khi tiếp tục theo hướng hiện tại.

  • Nếu giá đang đi lên và đụng vào vùng Kháng cự, thường sẽ tạm ngừng hoặc đổi hướng xuống (nếu có đủ lực bán) >>> có thể xem xét vào lệnh BÁN.
  • Nếu giá đang đi xuống và gặp vùng Hỗ trợ, thường sẽ tạm ngừng hoặc đảo chiều lên (nếu có đủ lực mua) >>> có thể xem xét vào lệnh MUA.

Như vậy, việc sử dụng đường Hỗ trợ và Kháng cự trong Price action giúp nhà đầu tư xác định những điểm quan trọng để đưa ra quyết định mua hoặc bán trên thị trường.

Mô hình giá

Khi nhiều cây nến kết hợp trong một khoảng thời gian cụ thể, chúng tạo ra một mô hình giá. Mô hình giá có đủ nhiều hình dáng và mỗi hình dáng mang theo một ý nghĩa riêng. Dựa vào mô hình giá, những nhà đầu tư có thể đánh giá tâm lý của thị trường, cũng như sự tương tác giữa phe mua và phe bán. Từ đó có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của giá.

Một số mô hình giá quan trọng:

  • Mô hình giá đảo chiều: Vai đầu vai, 2 đáy, 3 đáy, 2 đỉnh, 3 đỉnh, kim cương…
  • Mô hình giá tiếp diễn: Mô hình cái nêm, tam giác, chữ nhật, lá cờ, cờ đuôi theo, cốc và tay cầm…

Các chiến lược hành động giá tối ưu nhất

Với Price Action, có nhiều chiến lược mà Trader có thể sử dụng để đạt hiệu quả, nhưng có 4 chiến lược nổi bật mà mọi Trader nên biết vì chúng được coi là cực kỳ hiệu quả. Đây là những chiến lược mà các nhà đầu tư mới cũng có thể tìm hiểu và thử áp dụng.

Chiến lược Breakout

Chiến lược Breakout là chiến lược dựa trên việc giá đóng cửa vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự, tiếp sau đó sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng bứt phá.

Cách sử dụng chiến lược Breakout hiệu quả:

  • Quan sát biểu đồ giá và xác định vùng kháng cự và hỗ trợ.
  • Chờ đợi Breakout: Khi giá Breakout vượt qua mức kháng cự, bạn có thể đặt lệnh mua; ngược lại, nếu Breakout xảy ra tại mức hỗ trợ, đặt lệnh bán.
  • Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ:
  • Chốt lời: Đặt điểm chốt lời sao cho nó nằm ở một khoảng cách tương đối với giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Cắt lỗ: Đặt lệnh mua dưới đường kháng cự hoặc đáy gần nhất một số pip, và đặt lệnh bán trên đường hỗ trợ hoặc đỉnh gần nhất một số pip.

Chiến lược Retest

Chiến lược Retest đơn giản là khi giá vượt qua mức kháng cự hoặc hỗ trợ, sau đó quay trở lại và kiểm tra mức giá đó một lần nữa trước khi tiếp tục theo hướng Breakout ban đầu.

Cách sử dụng chiến lược Retest:

  • Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:
  • Đặt lệnh:
  • Nếu giá phá vỡ kháng cự, đặt lệnh mua và đợi giá quay lại kiểm tra mức kháng cự, được xác nhận bằng một cây nến tăng.
  • Nếu giá phá vỡ hỗ trợ, đặt lệnh bán và đợi giá quay lại kiểm tra mức hỗ trợ, được xác nhận bằng một cây nến giảm.
  • Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ:
  • Chốt lời: Đặt điểm chốt lời sao cho nằm ở một khoảng cách tương đối giữa vùng kháng cự và hỗ trợ.
  • Cắt lỗ: Nếu mua, đặt lệnh dưới đáy gần nhất; nếu bán, đặt lệnh trên đỉnh gần nhất.

Chiến lược Pullback

Chiến lược Pullback tương đồng với chiến lược Retest vì cả hai đều liên quan đến việc giá quay trở lại mức kháng cự hoặc hỗ trợ sau khi đã phá vỡ. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Pullback giá chỉ chạm và ngay lập tức đổi hướng theo Breakout trước đó.

Cách sử dụng chiến lược Pullback:

  • Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:
  • Đặt lệnh:
  • Nếu giá chạm vào đường kháng cự, đặt lệnh bán và theo dõi giá đi xuống.
  • Nếu giá chạm vào đường hỗ trợ, đặt lệnh mua và theo dõi giá đi lên.
  • Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ:
  • Chốt lời: Đặt điểm chốt lời sao cho nằm ở một khoảng cách tương đối giữa vùng kháng cự và hỗ trợ.
  • Cắt lỗ: Nếu bán, đặt lệnh trên đường kháng cự vài pip; nếu mua, đặt lệnh dưới đường hỗ trợ vài pip.

Chiến lược dùng mô hình giá 

Các Trader thường dựa vào tín hiệu từ các mô hình giá để đưa ra quyết định đặt lệnh giao dịch.

Cách sử dụng chiến lược giao dịch với mô hình giá

  • Quan sát biểu đồ:
  • Theo dõi biểu đồ giá để bắt kịp các mô hình giá xuất hiện.
  • Xác định loại mô hình giá:
  • Nhận biết xem mô hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễn.
  • Chờ đợi Breakout:
  • Đợi đến khi giá Breakout khỏi mô hình giá để xác định xu hướng tiếp theo. 
  • Xác định điểm đặt lệnh chốt lời, cắt lỗ:
  • Dựa vào đặc điểm của từng mô hình, Trader sẽ xác định điểm đặt lệnh chốt lời và cắt lỗ.

Các bước giao dịch với Price action

Bước 1: Định hình phong cách giao dịch

Vì tín hiệu từ Price action thường xuất hiện ít, phương pháp này thường được ưa chuộng bởi các nhà giao dịch trung và dài hạn hơn, ngược lại, nó không lý tưởng cho những người thích thực hiện giao dịch lướt sóng trong ngày.

Bước 2: Tạo hệ thống giao dịch

Để xây dựng một hệ thống giao dịch, có hai công đoạn quan trọng mà nhà đầu tư nên chuẩn bị trước:

  • Loại tài sản giao dịch: Lựa chọn bất kỳ loại tài sản nào đó mà ảnh hưởng bởi mối quan hệ cung - cầu, tương tác giữa bên mua và bên bán.
  • Khung giờ giao dịch: Sử dụng các khung giờ lớn như H1, H4, D1 hoặc W1, vì chúng phản ánh tốt phương pháp Price Action. Quan sát biểu đồ giá biến động là rất quan trọng để nắm bắt thời điểm đặt lệnh một cách chính xác.

Bước 3: Xây dựng chiến lược giao dịch

Để bắt đầu, nhà đầu tư cần xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên biểu đồ giá, đồng thời đặc biệt quan trọng là xác định các mức giá cao nhất và thấp nhất trong năm. Sau đó, tập trung vào việc nhận diện xu hướng biến động giá hiện tại và phân tích các mô hình giá để đưa ra quyết định giao dịch. Cuối cùng, thực hiện các bước vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ.

Ví dụ: Xu hướng tăng, tạo đáy và quay trở lại phá vỡ cái đáy đó nhưng mà không thành công. Chứng tỏ 1 điều là xu hướng tăng này vẫn còn tiếp diễn vì thế vài lệnh mua ngay lúc này.

Bước 4: Quản lý nguồn vốn và hạn chế rủi ro

Đối với phần quản lý rủi ro, bạn cần chọn phương pháp quản lý rủi ro và quản lý nguồn vốn phù hợp với chiến lược và sức chịu đựng của bạn. Việc quản lý rủi ro thường được thể hiện thông qua việc xác định điểm cắt lỗ, như đã đề cập trong bước trước.

Một số câu hỏi thường gặp

Làm cách nào để đọc hành động giá?

Hành động giá thường được mô tả dưới dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường. Khi phân tích hành động giá, có hai yếu tố chính cần xem xét. Thứ nhất là xác định hướng giá, và thứ hai là xác định hướng khối lượng giao dịch.

Nếu giá của một chứng khoán đang di chuyển lên và khối lượng tăng, điều này có nghĩa là có sự chắc chắn mạnh mẽ trên thị trường vì nhiều nhà đầu tư đang mua ở mức giá tăng. Ngược lại, nếu có khối lượng giao dịch thấp, hành động giá có thể không thuyết phục bằng vì không nhiều nhà đầu tư chọn đầu tư ở mức giá hiện tại.

Hành động giá tăng là gì?

Hành động giá tăng (Bullish price action) là một dấu hiệu tích cực, cho thấy giá của một chứng khoán sẽ tăng trong tương lai. Một xu hướng tăng có thể được mô tả bởi việc xuất hiện các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, tạo thành một mô hình tam giác tăng dần. Điều này có nghĩa là giá của chứng khoán vừa mới vượt qua một mức giá cao nhất gần đây và vẫn giữ ở mức giá cao hơn so với mức giá thấp nhất gần đây.

Hành động giá có tốt cho giao dịch Swing không?

Người giao dịch theo chiến lược Swing dựa vào sự biến động của giá; nếu giá của một chứng khoán không thay đổi, việc tìm cơ hội để có lời trở nên khó khăn hơn. Nói chung, hành động giá là lợi thế cho những người giao dịch Swing vì họ có thể nhận biết sự dao động lên xuống của giá và thực hiện giao dịch phù hợp.

Tại sao trader nên giao dịch Price action trading với tiền tệ?

Đơn giản vì giá cả là trung tâm của thị trường tài chính. Nếu không hiểu nó, bạn sẽ không thể đưa ra giải pháp. Giao dịch Forex dựa trên hành động giá giúp bạn hiểu ý nghĩa của biểu đồ và cung cấp cơ hội hiệu quả hơn so với việc sử dụng chỉ số hoặc phần mềm không đáng tin cậy. Đôi khi, những giải pháp nhanh chóng không thể thay thế sự hiểu biết về hành động giá trong thị trường ngoại hối.
Nếu bạn muốn giao dịch Forex thành công, biết cách giao dịch hành động giá và cách sử dụng hành động giá các chỉ số giao dịch Forex là bắt buộc. Bạn cần phải hiểu tất cả các động lực giá trong thị trường, đơn giản là không có cách nào xung quanh nó. Như vậy, qua bài viết trên bạn đã biết thông tin về Price action là gì? Theo dõi thêm tin tức về cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính tại thebrokers.com.

Cùng chủ đề

Tổng Thống Mỹ Donald Trump Công Bố Chính Sách Thuế Quan Mới: Lo Ngại Về Tác Động Toàn Cầu

Tổng Thống Mỹ Donald Trump Công Bố Chính Sách Thuế Quan Mới: Lo Ngại Về Tác Động Toàn Cầu

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một chính sách thuế quan mới, trong đó áp mức thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một phần của chiến lược thuế qu...

03/04/2025
Lượt xem:

626

Ngày đăng:

15/11/2023 9:39 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer