Khám phá thông tin sàn Scope Markets lừa đảo

Sàn Scope Markets lừa đảo - sự thật hay tin đồn giả mạo?

Dạo gần đây, có ý kiến cho rằng Scope Markets lừa đảo nhà đầu tư. Broker “đội lốt” mua giới quốc tế, gian lận bằng cách không cho rút tiền, tự đánh cháy tài khoản của khách, chiếm đoạt tài sản,... Vậy, sự thật sàn Scope Markets có lừa đảo không? Đây chỉ là tin đồn hay là cảnh báo nguy hiểm trader nên tránh xa? Thông qua bài viết này, The Brokers sẽ giúp bạn được sáng tỏ!

Đánh giá dịch vụ sàn Scope Markets có lừa đảo không?

1. Xuất hiện thông tin sàn Scope Markets lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sàn Scope Markets lừa đảo đã trở thành chủ đề bàn tán của không ít nhà đầu tư. Trên một số diễn đàn, họ đưa ra các phốt để cho rằng dịch vụ của sàn kém chất lượng và không an toàn. 

Chị H ở Hà Nội, được một người tự nhận là nhân viên môi giới Scope Markets gọi điện mời chào đầu tư chứng khoán. Vì thấy mức lợi nhuận đưa ra quá hấp dẫn, chị đã đầu tư với số tiền 50.000 USD. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, tài khoản bị…đánh cháy hoàn toàn. Mặc dù có gọi vào hotline chăm sóc nhờ hỗ trợ nhưng chị H không nhận được phản hồi.

Tương tự với trường hợp anh P. Mở 2 tài khoản giao dịch trên Scope Markets với số tiền 30.000 USD. Nhưng sau một thời gian giao dịch ngắn, anh P cũng bị thua lỗ hết vốn. Anh đã gọi cho nhân viên IB giúp đỡ nhưng không thể liên lạc được. 

Scope Markets bị cho là làm cháy tài khoản khách hàng

Trong khi đó, một nhà đầu tư khác lại cho rằng bị Scope Markets lừa đảo bằng chiêu chiêu giao dịch khá quen thuộc. Ban đầu hỗ trợ đánh lệnh thắng và có lời. Nhưng sau đó sẽ trade thua và yêu cầu nạp thêm tiền để “cứu” tài khoản. 

Scope Markets bị tố trá hình môi giới quốc tế, gian lận trader

Tuy nhiên, càng nạp thêm tiền vào tài khoản thì lại càng…thua nặng nề hơn. 

Biên nhận chuyển tiền giao dịch từ nhà đầu tư vào tài khoản sàn

Scope Markets dính một số phốt từ khách hàng giao dịch thua lỗ trước đó. Nhưng nhìn chung, các phốt này chỉ được thể hiện một chiều. Tính chất của phốt chủ yếu là do nhà đầu tư không nắm vững kiến thức, bị dụ dỗ bởi những người tự nhận là sale của sàn. Thực tế, chưa đủ cơ sở để kết luận Scope Market lừa đảo. 

2. Scope Markets thực sự có uy tín hay không?

Để nhận định Scope Markets lừa đảo hay uy tín, các nhà đầu tư nên xem xét một số vấn đề về dịch vụ của sàn. Từ đó có thêm dữ liệu để đánh giá chất lượng, mức độ an toàn và uy tín của broker này. 

Thời gian hoạt động

Scope Markets được thành lập từ năm 2017. Nếu tính đến nay, sàn đã có 6 năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng. Khoảng thời gian này tuy chưa lâu nhưng đủ để Scope Markets hoàn thiện dịch vụ. 

Hầu hết các sàn môi giới hoạt động trên 5 năm đều đã ổn định về hệ thống và dịch vụ. Đồng thời cũng có thể mở rộng thị trường sang các quốc gia khác. Như Scope Markets, ngoài trụ sở tại Belize, sàn hiện có thêm văn phòng đại diện ở Cộng hoà Síp, Vương quốc Anh, Bulgaria, Saint Vincent and Grenadines,...

Năm 2020, Scope Markets được ghi nhận chất lượng trong ngành bằng các giải thưởng danh giá. Tiêu biểu có Nhà môi giới ngoại hối tốt nhất, Ứng dụng di động tốt nhất, Hỗ trợ khách hàng tốt nhất,...

Scope Markets đoạt các giải thưởng chất lượng

Giấy phép hoạt động

Scope Markets là thương hiệu thuộc sở hữu và điều hành bởi Scope Markets Ltd. Công ty tài chính này đã đăng ký kinh doanh tại Belize theo số giấy phép 145.138. Văn phòng trụ sở ở Số 6160, Park Avenue, Buttonwood Bay, Lower Flat Office Space Front, Belize City, Belize. 

Về giấy phép quản lý của cơ quan tài chính, Scope Markets được cấp phép hợp lệ. Sàn hiện được điều chỉnh và giám sát từ:

  • Ủy ban Dịch vụ Tài chính Belize (FSC), số 000274/325 và 000274/324
  • Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh (FCA), số 802883
  • Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hoà Síp (CySEC), số 339/17

Các giấy phép quốc tế của sàn khá mạnh. Việc được quản lý sẽ bắt buộc Scope Markets tuân thủ những điều khoản khi cung cấp dịch vụ môi giới. Đồng thời khách hàng còn được bảo hiểm bồi thường nếu gặp rủi ro phá sản. Vì vậy, việc Scope Markets lừa đảo có vẻ như là thông tin chưa chính xác. 

Giấy phép FCA cấp cho sàn Scope Markets

Nền tảng & Sản phẩm giao dịch

Scope Markets cung cấp nền tảng giao dịch chính là MT4 và MT5. Đây là hai nền tảng phổ biến và tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay. Với những công cụ và chỉ báo nâng cao, MT4 và MT5 đều được đánh giá mang đến trải nghiệm tốt nhất cho nhà đầu tư. Cũng như khắc phục các lỗi thường gặp ở những nền tảng web lạc hậu trước đó. 

Ngoài ra, nhà môi giới này còn có thêm nền tảng độc quyền riêng. Scope Markets - nền tảng giao dịch hoàn toàn miễn phí hoa hồng và cạnh tốt về phí spread và phí swap. 

Về sản phẩm giao dịch, sàn Scope Markets mang đến danh mục tài sản đa dạng. Trader có thể lựa chọn dễ dàng:

  • Ngoại hối: Với hơn 30 cặp tiền
  • Kim loại: Với 2 loại
  • Cổ phiếu: Với hơn 50 mã
  • Năng lượng: Với 3 loại
  • Chỉ số: Với hơn 10 loại

Danh mục sản phẩm của Scope Markets đa dạng

Chi phí giao dịch

Sàn Scope Markets cạnh tranh khá tốt về chi phí giao dịch. Cụ thể:

  • Phí hoa hồng: được miễn cho tất cả tài sản đầu tư tại sàn
  • Phí chênh lệch: spread thấp nhất chỉ từ 0.9 pip trở lên
  • Phí hoán đổi: chỉ được tính với các lệnh có giữ qua đêm
  • Đòn bẩy: tận dụng tối đa lên đến mức 1:2000

Chăm sóc khách hàng

Nếu sàn Scope Markets lừa đảo, thông tin dịch vụ khách hàng có thể sẽ thiếu hoặc bị ẩn đi. Nhưng ngược lại, sàn cung cấp mục thông này tin chi tiết và minh bạch. Nhà đầu tư có thể tham chiếu dễ dàng cho mình. 

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Scope Markets được cung cấp 24/5 ngày trong tuần (trừ thứ Bảy và Chủ nhật). Các kênh liên hệ cũng vô cùng linh hoạt và tiện lợi cho trader:

 

3. Kết luận

Qua những tìm hiểu từ The Brokers, có thể thấy, chưa đủ chứng cứ để khẳng định Scope Markets lừa đảo. Nhà môi giới này vẫn là một thương hiệu giao dịch đa tài sản cho trader lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu cẩn thận trước khi quyết định, chỉ nên đầu tư khi đã nắm rõ về các đặc tính của sàn. Từ đó giúp đảm bảo cho những giao dịch diễn ra an toàn và hiệu quả ưu việt hơn. 


 

Cùng chủ đề

Các loại  chi phí giao dịch của XTB mới nhất 2024

Các loại chi phí giao dịch của XTB mới nhất 2024

XTB là một nhà môi giới Forex cực kỳ quy mô và tầm cỡ trên thế giới và là một trong số ít các sàn giao dịch Forex đang hoạt động mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Một trong những lý do làm nên tên tuổi của sàn là chi phí giao dịch cực kỳ dễ chịu đối với các trader.Chi phí giao dịch của sàn XTBXTB hiện nay đang là nhà môi giới hoạt động nhiều năm nhất trên thị trường forex. Được thành lập vào năm 2002 mang tên gọi sơ khai là X-Trade Brokers, đến năm 2004 sáp nhập vào XTB International Limited (XTB) và mau chóng vươn lên là sàn giao dịch có số lượng người tham gia đông nhất sở hữu 270.000 khách hàng trên toàn thế giới.Hiện nay sàn đang thu các chi phí giao dịch như sau:Phí SpreadPhí spreads trên sàn XTB được đánh giá nằm ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung của thị trường, chỉ từ 0,00008 pips trên tài khoản giao dịch và được tùy chỉnh phụ thuộc vào loại sản phẩm cụ thể. Ví dụ như:EUR/USD: Spread thấp nhất là 0.00008.USD/JPY: Spread thấp nhất là 0.014.GBP/USD: Spread thấp nhất là

28/03/2024
Lượt xem:

417

Ngày đăng:

07/06/2023 3:42 AM

thebrokers
facebooktwitterinstagramyoutube

Menu

Trang chủ
Tra cứu ngay

Liên hệ

Liên hệ hợp tác kinh doanh:contact@thebrokers.comGóp ý từ người dùng:support@thebrokers.comThông báo:https://t.me/thebrokersvietnam

Address:Tầng 46, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

logo-footer